Tin mới

5 kịch bản châm ngòi cho chiến tranh Triều Tiên

Thứ năm, 14/01/2016, 17:03 (GMT+7)

Kịch bản nào có khả năng châm ngòi cho một cuộc chiến tranh Triều Tiên mới? Sụp đổ trong nội bộ Triều Tiên? Hành động khiêu khích của Triều Tiên như nã pháo sang Hàn Quốc lần nữa? Cuộc tấn công phủ đầu của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên? Một cuộc tấn công bằng tên lửa của Triều Tiên? Một cuộc xâm lược của Hàn Quốc?

Kịch bản nào có khả năng châm ngòi cho một cuộc chiến tranh Triều Tiên mới? Sụp đổ trong nội bộ Triều Tiên? Hành động khiêu khích của Triều Tiên như nã pháo sang Hàn Quốc lần nữa? Cuộc tấn công phủ đầu của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên? Một cuộc tấn công bằng tên lửa của Triều Tiên? Một cuộc xâm lược của Hàn Quốc?

Một người suy đoán thông minh có lẽ sẽ nghĩ tới kịch bản sụp đổ trong nước và hành vi khiêu khích, ít nhất là dựa vào lịch sử. Kịch bản ít khả năng xảy ra nhất là tấn công bằng tên lửa hạt nhân. Điều này tương đương với việc Triều Tiên tự sát bằng một cuộc phản công.

Hãy cùng phân tích mỗi kịch bản này để xem chúng châm ngòi cho chiến tranh Triều Tiên như thế nào.

1. Sụp đổ trong nước

Giả sử, cho dù nhận được sự viện trợ khổng lồ từ Trung Quốc, kinh tế Triều Tiên cuối cùng cũng sụp đổ. Sau đó, hàng triệu người tị nạn Triều Tiên bắt đầu tràn sang Hàn Quốc và vượt sông Yalu sang Trung Quốc.

Quân đội, nhà nước và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên lúc này đều nằm trong tay của người mà "có Chúa biết", Hàn Quốc và Mỹ sẽ quyết định vì lợi ích của hòa bình mà gửi quân sang phía bắc để tìm và chiếm số vũ khí hạt nhân trên, nối lại tình hữu nghị giữa 2 nước.

Tất nhiên, Trung Quốc có khả năng cũng sẽ gửi quân tới và câu hỏi duy nhất được đưa ra lúc này là: Chuyện gì sẽ xảy ra khi quân đội Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc và Mỹ gặp nhau? Quá dễ dàng để thấy mọi thứ nhanh chóng leo thang.

2. Hành động khiêu khích

Trong kịch bản này, lịch sử dễ dàng lặp lại. Triều Tiên đã bắn hạ một máy bay Mỹ, đánh chìm một tàu Hàn Quốc và gần đây nhất là bắn pháo và rocket sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, Hàn Quốc dường như đã chịu hết nổi những hành động khiêu khích như vậy.

Sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Hàn Quốc vào năm 2013, Tổng thống Park Geun-hye đã thề đáp trả bất cứ hành động khiêu khích nào từ phía Triều Tiên một cách "nhanh chóng và dứt khoát", không có bất cứ "sự cân nhắc chính trị" nào. Bà cũng hứa Triều Tiên sẽ bị "xóa sổ khỏi trái đất" nếu như tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân.

Liệu cuộc chiến tranh mới trên bán đảo Triều Tiên có bùng nổ. Ảnh: Wikimedia Commons/Republic of Korea Armed Forces

3. Tấn công phủ đầu

Liệu Mỹ có ném bom phủ đầu các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên như một phương tiện phủ nhận Bình Nhưỡng có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân bổ sung? Mỹ và Israel đã có cuộc tranh luận rất giống về việc liệu có nên ném bom phủ đầu các máy ly tâm hạt nhân của Iran, vì vậy, kịch bản này hầu như không quá xa vời. Có thêm một nỗi sợ hãi nữa ở đây đó là Triều Tiên có thể bán vật liệu phân hạch cho một số đối towngj nguy hiểm nhất trên trường quốc tế - từ Iran, Pakistan cho tới các tổ chức khủng bố như Al-Qaeda và IS.

Lý do duy nhất để kịch bản tấn công phủ đầu có thể không xảy ra đó là Triều Tiên đã sản xuất được hạt nhân. Trong năm 2003, trong khi đội ngũ an ninh quốc gia của Tổng thống George Bush chuẩn bị xâm lược Iraq, Triều Tiên đã tận dụng sự xao lãng này để di chuyển bí mật từ các lò phản ứng hạt nhân dân sự với hơn 8.000 thanh nhiên liệu qua tái chế. Giờ đây, Triều Tiên đã có đủ plutonium ở cấp độ vũ khí.

4. Tấn công tên lửa hạt nhân

Nếu Triều Tiên phóng một hoặc nhiều tên lửa đầu đạn hạt nhân nhằm vào Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mỹ, một trong những phản ứng của Mỹ có thể là một cuộc tấn công hạt nhân trả đũa theo như lời hứa của Tổng thống Park Geun-hye: "xóa sổ Bình Nhưỡng khỏi trái đất".

Trong khi khó lòng để Trung Quốc đồng ý với phản ứng của Mỹ, việc Mỹ bắn đi các tên lửa đầu đạn hạt nhân vẫn có vấn đề, ít nhất là đối với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc sợ một số tên lửa của Mỹ, điều gì cũng có thể xảy ra.

5. Sự xâm lược

Khía cạnh đáng lo nhất của "kịch bản Triều Tiên xâm chiếm Hàn Quốc" đó là khoảng cách giữa 2 thủ đô. Trong khi thủ đô của Triều Tiên - Bình Nhưỡng - nằm cách vĩ tuyến 38 phân chia 2 miền gần 100 dặm thì thủ đô Hàn Quốc - Seoul - lại chỉ cách quân đội và xe tăng của Triều Tiên khoảng 30 dặm. Nếu không có gì nữa thì lợi thế chiến lược này sẽ khiến quân đội Triều Tiên càng hiếu chiến.

Tất nhiên, chưa chắc Mỹ sẽ cho phép bản thân mình bị kéo vào cuộc chiến xâm lược trên đất Hàn Quốc. Thay vào đó, Mỹ sẽ sử dụng sức mạnh không quân và hải quân để giúp Hàn Quốc đẩy lùi bất cứ cuộc xâm lược nào, sau đó nhanh chóng vô hiệu hóa Triều Tiên.

Bảo Linh (theo National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news