Trong cuộc sống, chúng ta luôn bắt gặp những thứ âm thanh mà nghe xong đã thấy "nổi da gà". Mới đây, một nghiên cứu mới đã phát hiện sự tương tác giữa vỏ não thính giác và hạch hạnh nhân để tìm ra cơ chế lý giải cho hiện tượng này. Nghiên cứu được thực hiện bởi ĐH Newcastle và Wellcome Trust.
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng có thể hạch hạnh nhân đóng vai trò điều chỉnh trực tiếp vỏ não thính giác phản ứng lại những âm thanh gây khó chịu. Vỏ não thính giác có trách nhiệm xử lý các kích thích âm thanh và hạch hạnh nhân - hạch có hình dáng quả hạnh nhân - có trách nhiệm xử lý các cảm xúc.
Hạch hạnh nhân chịu trách nhiệm xử lý các cảm xúc của con người. Ảnh: Internet
Hạch hạnh nhân đóng vai trò quan trọng và bất biến trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nó tạo ra những ký ức về các nguyên nhân tạo nên cảm xúc, một yếu tố quan trọng giúp chúng ta biết được cái gì thú vị nên mong đợi và cái gì khó chịu và nguy hiểm cần phải tránh (ví dụ thú dữ, thức ăn độc hại).
Nếu không có hạch hạnh nhân, con người vẫn cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại một chuyện bối rối nào đó đã xảy ra nhưng không thể nhớ được toàn bộ câu chuyện.
Ngoài ra, cuộc khảo sát này cũng cho thấy 5 loại âm thanh khiến con người khó chịu nhất, bao gồm:
Tiếng nôn mửa
Nghe thấy tiếng nôn mửa, trí nõa lập tức kích hoạt những hình ảnh liên tưởng vô cùng khó chịu và gây ra một số phản ứng trong cơ thể. Một số người cho biết họ không thể chịu đựng được, thậm chí là buồn nôn khi nghe thấy âm thanh này.
Những âm thanh "gọi tên Huệ" thường đem đến cho người đối diện những liên tưởng không mấy dễ chịu. Ảnh: Internet
Đôi lúc, chỉ cần nhìn, ngửi hoặc ăn phải thức ăn không phù hợp (có độc, không hợp khẩu vị) cũng gây cảm giác buồn nôn. Do đó, có thể nói nôn là một phản ứng bảo vệ cơ thể.
Tiếng bánh tàu hỏa trên ray
Đó là tiếng động phát ra khi tàu hỏa giảm tốc, hãm phanh, bánh tàu bằng kim loại sẽ ma sát với đường ray. Tiếng động này có thể thực sự gây khó chịu cho những người sống ở những khu vực lân cận đường tàu. Và có lẽ với những người không tiếp xúc thường xuyên, thoạt nghe cũng có thể cảm thấy gai người.
Tiếng còi xe
Một buổi sáng nắng 37 độ, bạn đi làm trong tình trạng ướt nhẹp mồ hôi. Đường xá thì tắc cứng còn cái gã đứng đằng sau thì liên tục bấm còi. Hoặc hãy tưởng tượng khi đèn đỏ bắt đầu đếm ngược từ 10 giây nhưng đằng sau liên tục có những tiếng bim bim thúc giục, chắc hẳn bạn sẽ thấy vô cùng khó chịu.
Ở Mumbai (Ấn Độ), nếu dừng đèn đỏ mà bạn còn bấm còi thì bộ đếm thời gian chờ sẽ tự động cộng thêm khoảng chục giây trước khi chuyển đèn xanh. Ảnh: Internet
Tại nhiều nước đang phát triển như Việt Nam, tình trạng bấm còi xe vô tội vạ khi tham gia giao thông không phải là điều hiếm gặp. Đặc biệt là vào giờ cao điểm và tác đường. Các nhà nghiên cứu cho biết tình trạng bấm còi xe như hiện nay có thể gây ra ô nhiễm tiếng ồn tại các thành phố đang phát triển.
Tiếng kẽo kẹt rỉ sét
Âm thanh kẽo kẹt của một chiếc xích đu hay bản lề cửa khi bị hoen rỉ có thể khiến bạn lạnh sống lưng. Thứ âm thanh này không chỉ gây khó chịu do tần số cao, mà còn khiến trí não liên tưởng đến những bộ kinh kinh dị.
Tiếng khóc của trẻ em
Nghiên cứu của giáo sư vật lý Brian Cox cho thấy tiếng khóc trẻ em mang đến sự phiền nhiễu cho người xung quanh, đặc biệt là đối với nam giới. Giáo sư cho biết âm thanh này không chỉ gây ảnh hưởng tới thính giác mà nó còn gây cảm giác mệt mọi và phiền phức, vì thông thường khi trẻ em khóc thì người lớn lại phải mệt mỏi để dỗ dành.