Không gian thờ tự được xem là không gian linh thiêng do đó việc gìn giữ cho bàn thờ luôn được sạch sẽ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với tổ tiên.
Tuy nhiên, sau khi lau dọn bàn thờ ngày Tết cần phải hết sức cẩn thận vì có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tài lộc và vận may trong nhà.
5 điều lưu ý cực quan trọng khi lau dọn bàn thờ gia tiên và dịp Tết Nguyên đán 2022 mà các gia chủ cần đặc biệt chú ý:
1. Khi nào nên lau dọn bàn thờ gia tiên
Vào những ngày thường, người nhà có thể làm sạch bàn thờ vào bất cứ khi nào cảm thấy bàn thờ bẩn hoặc vào những ngày đặc biệt ta lau dọn trước một ngày.
Tuy nhiên, mỗi dịp Tết đến xuân về, các gia đình thực hiện việc này chu toàn hơn ngày thường nên người ta gọi là bao sái.
Có hai thời điểm bao sái là ngày đưa ông Táo về trời và ngày rước ông Táo về. Điều đặc biệt là phải dọn dẹp bàn thờ Tết trước đêm giao thừa.
Bởi theo như phong tục Việt Nam, đầu năm mới người ta rất ngại việc quét dọn vì sợ rằng sẽ quét hết mọi tài vận ra khỏi nhà, do đó, việc dọn dẹp nhà cửa, lau dọn bàn thờ tổ tiên cần được thực hiện trước đêm giao thừa.
2. Thắp hương thông báo gia tiên
Trước khi dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, việc đầu tiên cần làm là chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên và thắp hương thông báo, xin phép tổ tiên cho phép bao sái.
Đồng thời gia chủ cũng chuẩn bị một chiếc bàn chải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, bát hương hay đèn nến cũng như đồ trang trí trên bàn thờ. Sau khi hương cháy hết mới bắt đầu công việc.
3. Vật dụng lau dọn bàn thờ gia tiên
Bàn thờ là khu vực linh thiêng và trang trọng nên ngay cả vật dụng lau dọn bàn thờ cũng cần hết sức kỹ lượng.
Các vật dụng như khăn, chổi đều phải là những vật dụng riêng chỉ dùng trên bàn thờ vào dịp Tết gia đình Việt, thường sẽ là mua mới những vật dụng này để lau dọn bàn thờ, nước để lau dọn bàn thờ cũng phải là nước sạch.
4. Không đổ tro một lúc khi dọn bát hương
Trong quá trình dọn bát hương, bạn không nên đổ liền một mạch mà chỉ sử dụng mỗi muỗng để múc ra từ từ. Sau đó, bạn đổ liền tro mới vào như vậy mới mang ý nghĩa 'ra nhỏ vào lớn', rất tốt cho đường tiền tài của gia chủ.
Chân hương cũ cũng cần được dọn bớt và chỉ để lại 5 chân hương trong bát hương là vừa. Đa phần bát hương thần linh cần để lại 5 chân hương (ngũ hành tề tụ). Bát hương khác sẽ để lại 3 chân hương (sinh tài).
Tro hương và chân hương cũ nên đốt thành tro rồi rải xuống sông hồ thanh mát, tránh rải xuống những nơi ô uế.
5. Tránh làm đổ vỡ vật dụng trên bàn thờ
Sau khi lau dọn bàn thờ ngày Tết, những đồ vật linh thiêng, thờ cúng, có ý nghĩa quan trọng trong tâm linh người Việt nên các gia chủ cần cực kỳ cẩn thận, không làm đổ vỡ những vật dụng trên bàn thờ.
Đặc biệt đối với bát hương vì người ta tin rằng bát hương là dấu hiệu dẫn dắt hương linh, thần thánh, tổ tiên chứng giám cho gia đình nên trong quá trình lau dọn không nên để xê dịch bát hương quá nhiều.
Do đó, khi kết thúc một năm cũ và chuẩn bị bước sang một năm mới thì việc lau dọn bàn thờ gia tiên được các gia chủ luôn cẩn trọng và thực hiện vô cùng kỹ càng, không chỉ làm bàn thờ sạch sẽ mà còn mong muốn cho tổ tiên thần linh luôn phù hộ.