Cách giáo dục của người Do Thái bị ảnh hưởng bởi đạo Do Thái - một tôn giáo rất chú trọng vào việc học tập và phát triển tư duy phản biện cho trẻ, kết hợp với lịch sử tôn giáo lâu đời đã tạo ra một cách nuôi dạy trẻ em chú trọng việc học nhưng vẫn phải vui vẻ, được học hỏi, tìm tòi những cái mới theo đam mê riêng của mình.
Những người bà mẹ Do Thái thường khuyến khích con trẻ tham gia các hoạt động, để chúng tìm ra những gì thực sự yêu thích. Họ luôn hoan nghênh những ngày dã ngoại thay vì coi chúng là thứ gây xao nhãng ở trường.
Các bậc phụ huynh Do Thái cũng không coi giáo viên là người thống trị lớp học và trường lớp cũng không phải là nơi chứa đựng tất cả kiến thức. Các bố mẹ Do Thái luôn khuyến khích trẻ em lịch sự, tôn trọng trong lớp học, nhưng không bao giờ ngừng đặt câu hỏi và không bao giờ ngồi im trước những câu trả lời sai.
Trong số rất nhiều bí quyết thì có 5 nguyên tắc mà các bà mẹ Do Thái đã đúc kết để nuôi dạy những đứa trẻ thành công, sáng tạo, biết cảm thông và tự lập.
1. Khen ngợi trẻ ngay khi có thể
Phụ huynh Do Thái luôn khen ngợi con, ngay từ khi trẻ được sinh ra và chưa hiểu ngôn ngữ của cha mẹ. Mọi động tác của trẻ như biết nói hoặc biết vẽ đều sẽ nhận được những lời khen ngợi từ cha mẹ.
Đặc biệt, trẻ em Do Thái thường được khen ngợi ở chốn đông người để các em có thể cảm nhận sự hiện diện và vị trí của mình trong xã hội. Trái lại, cha mẹ Do Thái không bao giờ gán ghép những từ mang nghĩa tiêu cực cho con cái như "Con là người xấu/Con là đồ lười".
Nếu thành tích của trẻ ấn tượng hơn, các em sẽ nhận được sự vỗ tay, chúc mừng từ tất cả thành viên trong gia đình. Người Do Thái tin rằng việc được khuyến khích sẽ nâng cao lòng tự trọng, thúc đẩy tinh thần và cung cách làm việc của trẻ.
2. Chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân
Tinh thần trách nhiệm là điều người Do Thái rất coi trọng và họ dạy con từ rất sớm thông qua việc làm gương cho con. Trước mặt con, cha mẹ Do Thái luôn hành động thận trọng và tỏ ra nghiêm túc với mọi hoạt động, quyết định.
ọ quan niệm rằng bố mẹ sẽ không phải là những tay độc tài chỉ biết ra lệnh và bắt con làm theo ý muốn của mình. Bố mẹ tốt sẽ là những người quân sư đưa ra những gợi ý cho con và cho con tự quyết định theo mong muốn của mình. Bố mẹ cũng sẽ không bao giờ giám sát con liên tục, xuất hiện mọi lúc mọi nơi bên con mà sẽ để trẻ tự do trong khuôn khổ an toàn của riêng mình.
3. Yêu thương và tôn trọng gia đình
Trong truyền thống của người Do Thái, nền tảng của mọi gia đình xuất phát từ 3 trụ cột, người cha, người mẹ và con cái. Ngay từ nhỏ, trẻ em Do Thái được dạy phải quan sát và chú ý đến thái độ, hành vi cha mẹ đối xử với nhau.
Nếu trẻ biết rằng cha mẹ mình sống với nhau vì tình yêu và lan tỏa tình yêu này sang con cái, các em sẽ thấm nhuần giá trị của sự tôn trọng, yêu thương và chăm sóc người thân, mở rộng ra là mối quan hệ bạn bè, cộng đồng. Từ đó, các em cảm thấy được bảo vệ, phát triển thành con người khỏe mạnh và nhận thức phải đối xử tốt với mọi người xung quanh.
4. Dạy trẻ cách quản lý thời gian
Trẻ em Do Thái được dạy rằng phải làm việc chăm chỉ và biết cách quản lý thời gian hợp lý để mọi việc không chồng lấn lên nhau. Phụ huynh Do Thái cho con học rất nhiều bộ môn cùng lúc với khối lượng thời gian lớn như đàn violin, tiếng Anh, Toán học.
Nhiều em sinh ra trong gia đình kinh doanh buôn bán có thể tham gia làm việc cùng cha mẹ từ rất sớm. Thông qua những hoạt động trải nghiệm lớn và liên tục như vậy, các em phải học cách quản lý thời gian, sắp xếp công việc và luôn tự nhủ phải làm việc chăm chỉ.
5. Dạy con đọc sách từ bé, không ra lệnh, chỉ gợi ý
Với người Do Thái, sách là một tài sản quý giá và sách luôn để ở tủ đầu giường. Họ luôn dạy con trân trọng sách và đọc sách từ khi rất nhỏ. Người Do Thái có lễ nghi “hôn sách ngọt” cực kì độc đáo khiến thế giới phải ngạc nhiên.
Ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc với những cuốn sách thì họ sẽ nhỏ một giọt mật ong vào cuốn sách và cho trẻ hôn lên cuốn sách. Vị ngọt ngào từ sách là điều mà các bậc phụ huynh muốn con mình ghi nhớ từ khoảnh khắc đầu tiên “sách vô cùng ngọt ngào, nếu con trân trọng sách thì sách cũng sẽ cho con những tri thức ngọt ngào”.
Việc, tích lũy kho tàng kiến thức từ những cuốn sách từ bé, không ngạc nhiên người Do Thái chiếm lĩnh tỉ lệ phần trăm các nhà khoa học đạt giải Nobel hàng đầu thế giới.
Các bậc phụ huynh Do Thái cũng vô cùng cởi mở với những sai lầm này và giúp đỡ con để bước tiếp. Nếu con bị điểm thấp ở trường lớp, họ sẽ không chê bai con mà sẽ cùng con tìm ra vấn đề và giải quyết nó. Người Do Thái tin rằng trường học không phải là nơi duy nhất để con có thể học tập và hoàn thiện bản thân.
Người Do Thái luôn nổi tiếng là một dân tộc thông minh bậc nhất thế giới, nhưng IQ lại là thứ mà người Do Thái không đặt nặng nhất, họ quan tâm về EQ - chỉ số cảm xúc và AQ - chỉ số nghịch cảnh nhiều hơn.
Như vậy chúng ta có thể thấy là để trẻ phát triển tự do, không nhồi nhét, gò bó sẽ giúp một đứa trẻ trở nên thông minh hơn.