Đây là những tàu sân bay đã làm nên huyền thoại trong các trận chiến. Kết cấu kỹ thuật, sự liều lĩnh, dũng cảm của các tướng lĩnh trên tàu đã làm nên tên tuổi của những con tàu huyền thoại.
Tàu sân bay tốt nhất phải là những chiến hạm đáp ứng được 3 tiêu chí: phù hợp với nhiệm vụ, được điều khiển khéo léo và liều lĩnh bất cứ nơi nào, khi nào được huy động. Dưới đây là danh sách 5 tàu sân bay vĩ đại nhất mọi thời đại.
5. USS Midway (CV-41)
Hiện chỉ còn là một con tàu bảo tàng bên bờ sông San Diego, Midway xứng đáng nằm trong danh sách những chiến hạm khủng nhất mọi thời đại do những thành tựu mà nó đạt được. CV-41 đã được đưa vào phục vụ trong suốt thời kỳ Chiến tranh thế giới II. Trong thời Chiến tranh Lạnh, CV-41 được trang bị thêm sàn đáp, máy phóng hơi nước và các cạm bẫy khác để củng cố thêm cho siêu mẫu hạm. Thật vậy, Midway đã phục vụ trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh rồi còn tiếp tục hoạt động trong cuộc chiến chống Saddam Hussein ở Iraq năm 1991. Độ bền tuyệt đối và tính linh hoạt của Midway đã đưa nó vào danh sách này.
4. USS Franklin (CV-13)
Nếu Midway lọt được vào danh sách những tàu sân bay vĩ đại nhất mọi thời đại vì lý do kỹ thuật thì tàu sân bay Franklin lớp Essex lại giành ưu thế ở khả năng phục hồi thân tàu và sự dũng cảm của thủy thủ đoàn trong cuộc chiến. Franklin đã bị hư hại trong trận chiến khốc liệt ở Vịnh Leyte năm 1944. Sau khi được trùng tu lại ở xưởng đóng tàu Puget Sound Navy Yard, con tàu đã trơ lại để tham gia trận chiến ở Tây Thái Bình Dương. Vào tháng 3/1945, khi mạo hiểm tiến gần Nhật Bản hơn bất kỳ tàu sân bay nào khác thời ấy, Franklin đã bị một máy bay bổ ném bom bổ nhào duy nhất của đối thủ tất công bất ngờ. Hai quả bom đạn nổ mảnh đã thâm nhập vào sàn tàu. Đám cháy liên tiếp đã khiến 724 người thiệt mạng và 265 người bị thương, làm đạn dưới sàn tàu phát nổ và khiến con tàu nghiêng sang mạn phải 13 độ. 106 sĩ quan và 604 lính tráng vẫn còn trên tàu đã tình nguyện đưa Franklin về Trân Châu cảng an toàn, sau đó nó được đưa tới Brooklyn Navy Yard. Chính sự dũng cảm của những người làm việc trên tàu đã đưa Franklin vào vị trí thứ tư trong danh sách này.
3. Akagi
Tàu của Đô đốc Chuichi Nagumo được xem như đại diện cho toàn bộ lực lượng tấn công Trân Châu cảng. Lực lượng này bao gồm 6 tàu tiền tuyến của Hải quân Đế quốc Nhật Bản (IJN) và các tàu hộ tống. Nagumo là đội quân đáng gườm nhất của Nhật Bản thời bấy giờ. Các chỉ huy cũng như thuyền viên đều rất gan dạ một cách không tưởng khi tấn công Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại vị trí cách phao neo của Nhật hàng nghìn dặm.
Trong trận chiến Trân Châu cảng, quân đội Nhật Bản gặp phải vấn đề hậu cần – điều đã cản trở Hải quân nước này trong suốt chiến tranh Thế giới II. Kết quả, lực lượng của Nagumo có quá ít thời gian ở trạm Oahu để phá vỡ cơ sở hạ tầng mà Hạm đội Thái Bình Dương cần để tiến hành chiến tranh. Và phải thừa nhận rằng Akagi đã mất trong trận Midway, chỉ một thời gian ngắn sau khi nó leo lên đỉnh vinh quang. Tuy nhiên, sự dũng cảm tuyệt đối và tầm nhìn của Akagi vẫn đưa nó vào danh sách những tàu sân bay khủng nhất mọi thời đại.
2. HMS Hermes (nay là tàu Viraat của Hải quân Ấn Độ)
Thật khó để một tàu hơi nước nằm trong vùng lân cận với kẻ thù hàng ngàn dặm, tham gia một cuộc chiến trên cạn và giành chiến thắng. Nhưng tàu sân bay Hermes lớp Centaur, soái hạm của lực lượng đặc nhiệm thuộc Hải quân Hoàng gia Anh được lắp ráp vội vã đã bị lôi ngay vào cuộc chiến Falklands năm 1982. Như Midway, tàu sân bay của Anh này lại được biến cải, gần đây nhất nó được biến thành một tàu chống ngầm phục vụ tại Bắc Đại Tây Dương. Dự kiến khi ngừng hoạt động, các máy bay trên tàu sẽ được huy động lại để tấn công là làm nhiệm vụ trong đội tàu phòng không khi chiến tranh nổ ra tại Nam Đại Tây Dương. Chính sự linh hoạt và những thành công tại vùng tranh chấp Argentina, Hermes lọt vào vị trí thứ hai trong danh sách này.
1. USS Enterprise (CV-6)
Sau khi gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương vào năm 1939, tàu sân bay lớp Yorktown này may mắn được đưa ra biển vào ngày 7/12/1941 và vì vậy tránh được cú đánh của Nagumo từ biển. Enterprise đã trở thành tàu hải quân Mỹ duy nhất trong Chiến tranh Thế giới II được tặng thưởng huân chương nhiều nhất. Nó đã tham gia vào 18 trong số 20 thỏa thuận lớn của cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương.
Enterprise đã bị chìm hoặc sa lầy cùng với 3 tàu sân bay và 1 tàu tuần dương của Nhật Bản trong trận Midway năm 1942, bị thiệt hại nặng nề trong chiến dịch Solomons. Nhưng sau đó, Enterprise đã gửi các máy bay của mình tới giúp đỡ giành chiến thắng trong trận chiến tại Guadalcanal và tiếp tục tham gia chiến đấu trong cuộc đụng độ tại Biển Philippines, vịnh Leyte và Okinawa. Đó là một huyền thoại. Với những chiến tích như vậy, Enterprise xứng đáng là tàu sân bay vĩ đại nhất trong lịch sử.
Bảo Linh/Người đưa tin (tin tức nationalinterest)