Tin mới

5 vũ khí chiến tranh của Ấn Độ Trung Quốc nên e sợ - P1

Thứ năm, 26/06/2014, 17:09 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Ấn Độ và Trung Quốc đã là hàng xóm qua hàng nghìn năm, và có mối quan hệ truyền thống khá tốt đẹp. Mặc dù có lịch sử hòa hảo, cuộc chiến tranh biên giới Ấn-Trung năm 1962 và những tranh chấp về lãnh thổ khiến mối quan hệ giữa hai nước bị đóng băng lạnh lẽo.

 

 

(Tinmoi.vn) Ấn Độ và Trung Quốc đã là hàng xóm qua hàng nghìn năm, và có mối quan hệ truyền thống khá tốt đẹp. Mặc dù có lịch sử hòa hảo, cuộc chiến tranh biên giới Ấn-Trung năm 1962 và những tranh chấp về lãnh thổ khiến mối quan hệ giữa hai nước bị đóng băng lạnh lẽo.

Sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Ấn Độ có thể khiến Trung Quốc cực kỳ lo lắng về sự đe dọa không biết bao giờ xảy ra

Gần đây, khi Trung Quốc tăng cường theo đuổi cái gọi là vấn đề lãnh thổ theo lịch sử đã rơi vào tay Ấn Độ, New Delhi cũng đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Quân đội của hai bên thậm chí ngày càng tỏ ra cạnh tranh khốc liệt.

Nếu Ấn Độ và Trung Quốc chuyển thành một cuộc đụng độ, một cuộc chiến tranh thực sự sẽ nổ ra trên biển. Trung Quốc nhập khẩu một số lượng lớn dầu từ nước ngoài, và 2/3 trong số đó phải được vận chuyển qua Ấn Độ Dương. Ấn Độ ở vị trí chắn ngang đường cung cấp năng lượng cho Trung Quốc. Nếu căng thẳng gia tăng, về cơ bản, hải quân Ấn Độ có thể phỏng tỏa đường vận chuyển thiết yếu của Trung Quốc từ Vịnh Persian và châu Phi.

Khi đó, hải quân quân đội nhân dân tự do (PLAN) sẽ buộc phải đi một chặng đường hàng nghìn dặm tới phía cuối Nam Á, đi vào Ấn Độ Dương để đối đầu với các lực lượng hải quân Ấn Độ. Vì kinh tế, Trung QUốc phải giữ thế cân bằng và có thể leo thang thành các hình thức chiến tranh khác nhau. Nếu vậy, dưới đây là 5 vũ khí của một cuộc đụng độ tiềm tàng có thể khiến Trung Quốc lo ngại nhất.

Tàu sân bay Vikramaditya

Tàu sân bay hạng trung cỡ 45.000 tấn INS Vikramaditya

Ấn Độ đã vận hành tàu sân bay được hơn 50 năm, bắt đầu là chiếc INS Vikran vào năm 1961. Được hạ thủy vào năm 2013, INS VIkramaditya là chiếc tàu sân bay uy lực nhất và mới nhất trong số những tàu sân bay của Ấn.

Chiếc INS VIkramaditya nguyên gốc gọi là Baku được đóng cho hải quân Xô Viết, là chiếc tàu sân bay chiến đấu chống tàu ngầm được trang bị tàu tuần dương, hai súng trên boong 100mm, một thiết bị tên lửa phòng không phóng thẳng 192 SA-N-9 với 192 quả đạn khiến người ta sững sờ và 12 tên lửa chống tàu SS-N-12 Sandbox khổng lồ.

Bị bỏ rơi bởi hải quân Nga từ năm 1996, Baku đã được Ấn Độ mua lại vào năm 2004. Phiên bản cải tiến sau đó bỏ đi tất cả các tàu tuần dương và thay thế bằng một sân bay góc cạnh kéo dài và một nơi đáp cho máy bay hạ cánh. Cánh của Vikramaditya được mong đợi chứa được 30 chiếc Mig-29K hay máy bay chiến đấu Tejas và 12 trực thăng.

Trung Quốc sợ hãi Vikramaditya vì tàu sân bay này có thể dẫn đầu để bao vây các tàu của Trung Quốc, các máy bay chở trên thân tàu sẽ tăng phạm vi hoạt động của hạm đội Ấn Độ. Vikramaditya cũng có thể yểm trợ cho lực lượng không quân Ấn Độ chiến đấu nhằm ngăn chặn bất kỳ hạm đội nào của Trung Quốc muốn phá vỡ vòng vây.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 (FGFA)


FGFA là sự hợp tác hai tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited và Sukhoi của Nga. Bắt nguồn từ chương trình chiến đấu PAK-FA của Nga, FGFA sẽ đánh dấu một bước ngoặt lớn cho sức mạnh của lực lượng Không quân Ấn Độ và về lý thuyết sẽ là một máy bay tương tự như chiếc F-22 của Mỹ hay chiếc J-20 của Trung.

FGFA là máy bay đa năng lớn vừa có thể chiến đấu không đối không vừa có thể đánh không đối đất. Nó có tất cả các tính năng đặc dụng của một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 như tính tiện dụng, bí mật, do thám, kiểm soát hỏa lực tiên tiến và hệ thống radar quét mảng bằng điện.

Máy bay FGFA có kho chứa vũ khí dẫn đường rộng lớn, có thể chứa 6 tên lửa radar dẫn đường. FGFA được cho là cũng có thể mang tên lửa hành trình siêu âm BrahMos triển khai trên không được mệnh danh "Sát thủ siêu thanh số 1 thế giới", có thể tấn công trên không và đất liền.

Đến năm 2022, Ấn Độ sẽ nhận được 250 máy bay chiến đấu FGFA với tổng chi phí lên tới 25 tỷ USD.

Trung Quốc e sợ FGFA bởi nó có thể là đối thủ trực tiếp với chiếc máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc. Dòng máy bay FGFA được chế tạo bao gồm đơn vị thiết kế máy bay huyền thoại Sukhoi có hơn 70 năm kinh nghiệm thiết kế máy bay. Trong khi J-20 trái lại được thiết kế nội địa hoàn toàn gần như không có sự tham gia của đơn vị nước ngoài. Nếu FGFA được tung ra thành công, rõ ràng nó sẽ đưa Ấn Độ lên tầm tương xứng với không quân Trung Quốc trong tương lai.

Còn tiếp

Chi MK (Theo National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news