Các phong tục cũng như văn hoá ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta chứa đựng nhiều điều thú vị.
Những câu đố vui về ngày Tết Nguyên đán xoay quanh những tập tục văn hoá cũng như nét đẹp truyền thống của ngày Tết cổ truyền.
Cùng tham gia vào các câu đố vui về Tết Nguyên đán hay gồm:
1. Theo truyền thuyết dân gian, Nhà Táo có 2 ông 1 bà hay 2 bà 1 ông hay 2 ông 2 bà?
2 ông 1 bà
2. Ông Táo khi cưỡi cá chép bay về trời thì có đưa bà Táo đi chung không?
Cả 3 người cùng về trời
3. Vào ngày Tết mọi người cùng ăn gì?
Ăn tết
4. Nước nào trên thế giới không có giao thừa: Việt Nam, Hàn Quốc hay Ấn Độ?
Nước nào cũng có giao thừa
5. Tóp mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Câu này sai ở điểm nào?
Thịt mỡ
6. Ông nội đi chợ hoa xuân nhìn thấy trên cây có 1000 con chim, ông nội dùng cái gì để có thể tóm toàn bộ?
Lấy máy ảnh chụp ảnh
7. Bé Mai có thể biến toàn bộ cây xanh trong Hội Hoa Mai biến mất chỉ trong nháy mắt. Bé Mai đã làm gì?
Bé Mai đi ra khỏi Hội Hoa Xuân
8. Trong 12 tháng thì tháng nào mình được ngủ ít nhất?
Tháng 2 vì tháng 2 có 28 ngày ít nhất trong các tháng của năm
9. Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi điểm nào sai trong câu trên?
Ngọ
10. Mâm ngũ quả cúng ngày tết của miền Nam là những trái nào?
Cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung
Câu đố về ngày Tết
1. Tên ba vị thần tượng trưng cho sự giàu sang , hạnh phúc & sức khỏe?
- Ba ông Phúc. Lộc. Thọ.
2. Đây là 1 nghi lễ phong tục mà khi gặp nhau vào các ngày tết thường thực hiện và chào hỏi nhau.
- Chúc Tết
3. Tên của 1 mâm trái cây miền Nam có 3 thứ quả không thể thiếu của các gia đình trong dịp tết nói lên ước mong khiêm nhường không cầu kỳ cao sang lắm?
- Trái Mãng Cầu. Dừa. Đu Đủ
4. Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là gì?
- Tết Ta (Tết âm lịch)
5. Đây là 1 hoạt động truyền thống mang lại sự may mắn của 2 con vật truyền thuyết biểu tượng của mùa xuân do các vũ công điều khiển
- Múa Lân
6. Ngày tết các thầy đồ thường làm gì?
- Viết câu đối
7. Vị khách đầu tiên đến nhà Chúc Tết được gọi là … ?
- Người Xông đất (nhà)
8. Khoảnh khắc chuyển tiếp từ năm này sang năm khác … ?
- Giao Thừa
9. Nghi lễ diễn ra vào ngày 23 tháng chạp âm lịch gọi là gì?
- Cúng đưa ông Táo về Trời
10. Bánh chưng hình gì và tượng trưng cho cái gì?
– Bánh chưng hình vuông và tượng trưng cho đất
11. Bánh chưng làm bằng gạo gì?
- Bánh chưng làm bằng gạo nếp
12. Bánh trời, bánh đất là gì?
- Bánh chưng, Bánh giầy
13. Loại cây đặc trưng cho ngày tết, không hoa không trái ? (gợi ý: ma quỷ rất sợ loài này)?
- Cây nêu
14. Sau khi chúc tết các em nhỏ sẽ nhận được gì?
- Lì xì
15. Sau khi ăn tết, Hai người cha & 2 người con cùng đi săn, mỗi người săn được 1 con. Nhưng tổng số vịt là 3 con.Vì sao?
- 2 người cha và 2 người con tức là: ông - bố và người cháu
16. Có nửa chai rượu, miện nút chai bằng nút mềm. Không đập chai rượu, không lấy nút, không khoan lỗ. Làm sao uống được?
- Đẩy nút chai vào trong
17. Trái gì xanh vỏ đỏ lòng?
- Trái Dưa Hấu
18. Hoa tượng trưng cho mùa xuân ở miền Bắc?
- Hoa Đào
19. Hãy cho biết trong 12 con giáp, con gì nổi tiếng nhờ phụ nữ?
Con dê.
20. Cái gì khiến hầu hết mọi người đều xem vào đêm giao thừa? (gợi ý: hình ảnh đẹp)?
Pháo hoa
21. Con gì tới 12 giờ khuya thì có lúc thay đổi kích thước từ nhỏ quá to hoặc từ to quá nhỏ?
Con giáp.
22. Hãy tìm trong kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ… bằng chứng về NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÓ BẦU:
(a). Bằng chứng giải phẫu học rằng đó là đàn ông
(b). Bằng chứng rằng ông ta có bầu
Chú ý: Phải trả lời cả câu (a) và (b) mới đủ?
Đáp án: đó là “Ông trời”.
(a) Chim trời
(b) Bầu trời
Câu thành ngữ là: Chim trời cá nước biết đâu mà tìm
23. Bánh trời, bánh đất là gì?
Bánh chưng, Bánh giầy
24. Đây là hoạt động truyền thống mang lại sự may mắn của 2 con vật truyền thuyết biểu tượng của mùa xuân do các vũ công điều khiển.
Đáp án: Múa lân
25. Tên của một mâm trái cây có 3 thứ quả không thể thiếu của các gia đình trong dịp tết nói lên ước mong khiêm nhường không cầu kỳ cao sang lắm?