1. Thăm gia đình bên ngoại
Dân gian có câu 'Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy' thể hiện phần nào nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt trong 3 ngày đầu năm.
Câu nói này ngụ ý rằng nếu như mùng 1 các thành viên trong gia đình đã tập trung bên nhà nội để cúng bái tổ tiên, Chúc Tết họ hàng thì mùng 2 sẽ là ngày để Tết nhà ngoại.
Việc cả gia đình có thể quây quần bên nhau cùng ăn bữa cơm đầm ấm trao nhau những lời chúc chân thành sẽ làm một trong những việc mang đến nhiều dấu hiệu cho một năm mới tốt lành.
2. Xuất hành lấy may
Theo như niềm tin dân gian, đây được xem là ngày vô cùng thích hợp để bạn có thể xuất hành theo một hướng nào đó mà bạn mong muốn.
3. Cúng bái tổ tiên, thần linh
Các gia chủ cũng không quên những nghi thức cúng bái thần linh, tổ tiên trong các ngày đầu năm mới này. Đây được xem là một việc làm thể hiện sự biết ơn, kính trọng đối với tổ tiên, thần linh, mong cầu một năm mới Bình An và gia đình.
4. Đi lễ chùa
Chùa chiền cũng được xem là nơi được nhiều người lựa chọn để đến vào dịp đầu năm mới bởi không gian thanh thuần nơi đây sẽ mang đến cho bạn những giây phút yên bình sau thời gian dài bộn bề với những lo toan thường nhật.
Việc đến chùa vào ngày mùng 2 là một cách hay để bạn có thể thành tâm gửi đến các vị thần, phật với những lời cầu nguyện cho một năm mới nhiều hạnh phúc và an lành.
5. Đi chơi du xuân
Ngoài những việc làm theo nếp văn hoá truyền thống xưa, bạn cũng có thể dành thời gian bên anh em, bạn bè, gia đình hay người yêu đến những địa điểm vui xuân như hội chợ, đường hoa, để cùng tận hưởng những phút giây vui vẻ, nhẹ nhàng cho một năm mới nhiều thuận lợi.
6. Nghỉ ngơi, thư giãn
Ngoài ra, một trong những việc đơn giản nhất mà bạn có thể làm cho mình vào dịp đầu năm mới là nghỉ ngơi và thư giãn cho bản thân.
Đây cũng là thời điểm mà bạn có thể tĩnh tâm, phục hồi lại năng lượng tinh thần và tâm hồn mình nhằm chuẩn bị cho một năm mới đầy năng lượng.
** Bài viết mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm.