Nhà tù dường như là những tòa nhà khó khăn nhất cho việc trốn thoát. Tuy nhiên, các tù nhân lại liên tục đào thoát, thỉnh thoảng với những pha kịch tính bằng trực thăng, hay chỉ trườn qua các khe hở, theo đúng nghĩa đen.
Dưới đây là một vài vụ vượt ngục nổi tiếng trong lịch sử:
Cặp đôi tình tứ Pháp
Nadine Vaujour quyết tâm cứu chồng ra khỏi một nhà tù ở Paris nên bà ta đã học lái trực thăng để tìm cách vượt ngục.
Chồng bà là Michel Vaujour bị giam giữ một thời gian dài vì âm mưu sát hại và cướp có vũ trang.
Vào năm 1986, Tòa án Chicago cho biết, Michel Vaujour đã tìm cách trốn thoát qua nóc nhà tù bằng cách cầm quả xuân đào được sơn giống như lựu đạn.
Người vợ sau đó đã đón hắn bằng một chiếc trực thăng và nhanh chóng đưa ông ta đến một sân vận động, nơi họ hạ cánh và lái xe chạy trốn.
Nhưng Nadine Vaujour đã bị phát hiện và bắt giữ ở miền tây nam Pháp, và Michel đã sống sót sau khi bị bắn vào đầu trong một vụ cướp ngân hàng.
Những chuyến bay thường xuyên
Pascal Payet trốn thoát bằng một chiếc trực thăng cùng với một người bị tam giam vào năm 2001. Ảnh: CNN. |
Rõ ràng, việc trốn thoát bằng trực thăng khá phổ biến đối với những tù nhân Pháp. Và Pascal Payet không chỉ trốn bằng “đường không” một lần-mà là tận 3 lần, theo Hiệp hội phi công và người sở hữu máy bay.
Pascal Payet đã trốn thoát cùng một người bị tạm giam bằng trực thăng vào năm 2001.
Hai năm sau, trong khi đang chạy trốn, hắn đã giúp các tù nhân cũng ở nhà tù cũ trốn thoát bằng một chiếc trực thăng.
Cuối cùng, y cũng bị bắt, nhưng sau đó lại trốn thoát lần thứ 3 khỏi một nhà tù khác vào năm 2007 bằng một chiếc trực thăng do 4 người cướp được.
Payet cuối cùng bị tóm gọn ở Tây Ban Nha.
Trùm ma túy Mexico
Joaquin "El Chapo" Guzman. Ảnh: CNN |
Ông trùm lừng lẫy của Mexico đã thực hiện một vụ vượt ngục không chỉ một lần mà là hai lần.
Vào năm 2001, Joaquin “El Chapo” Guzman đã trốn thoát khỏi một nhà tù bảo mật cao bằng một xe đẩy đồ giặt. Vụ việc khiến các nhà chức trách mất 13 năm để bắt lại hắn ta, và họ không giữ được ông ta lâu.
Chỉ sau 17 tháng trong một nhà tù an ninh vô cùng nghiêm ngặt, Guzman với biệt danh “gã lùn” đã bò qua một cái hố và biến mất thông qua một đường hầm dài khoảng 1,6 km rõ ràng, chỉ vừa cho ông ta.
Đường hầm của kẻ cầm đầu tổ chức buôn lậu ma túy Sinaloa Carte không phải là một hố bình thường trên mặt đất. Đó là một nơi có ánh sáng, thông hơi và thậm chí một xe máy cải tiến trên đường ray “có thể dùng để chở đất khi đào đường hầm và vận chuyển các công cụ", Ủy viên an ninh quốc gia Mexico Monte Alejandro Rubido nói.
Đường hầm bắt đầu với lối vào 50 x 50 centimeter bên trong nhà tắm ở nhà tù chứa Guzman, ông Rubido nói.
Hố vào nối với một lối đi thẳng đứng hơn 10 mét dưới lòng đất, được gắn thang, dẫn đến một đường hầm cao khoảng 1,7 mét, rộng hơn 70 centimeters.
Đường hầm dài hơn 1,6 km và kết thúc ở bên trong một ngôi nhà xây dở. Sau cuộc phỏng vấn dài với diễn viên Sean Penn người Mỹ và nhắn tin với nữ diễn viên Kate del Castillo Mexico, Guzman đã bị bắt vào tháng Một.
Các lưỡi cưa trong thịt bánh hamburger
Vào năm 2015, sát nhân bị kết án David Sweat và Richard Matt đã làm điều chưa từng ai làm trong lịch sự 170 năm của Trại Cải huấn Clinton, nhà tù lớn nhất của bang New York: trốn thoát khỏi các bức tường an ninh cao nhất của nó.
Richard Matt, (trái), bị cảnh sát bắn và đã chết. David Sweat bị bắn và bị bắt. Ảnh: CNN. |
Họ đã cắt xuyên qua một bức tường thép, khoét vào trong một đường ống lớn, đi qua một mê cung đường hầm trước khi thoát ra ngoài từ một lỗ cống ở Dannemora, New York.
Vậy, dụng cụ họ lấy ở đâu ra? Một thợ may trong nhà tù, Joyce Mitchell, đã thừa nhận giấu các lưỡi cưa trong thịt bánh hamburger đông lạnh, một quan chức hành luật cho biết.
Nhưng may mắn của họ đã kết thúc. Đầu tiên, chuyến hành trình từ nắp hố không bao giờ thành hiện thực. Và sau hơn một tuần, cả hai đã bị quan chức luật pháp bắn. Matt chết, còn Sweat bị thương và bị bắt.
Chui qua ô đưa thức ăn
Choi Gab-bok đã có nhiều thời gian để luyện tập trong suốt 23 năm sau song sắt. Vì vậy, tên cướp bị kết án thực sự giỏi trong môn yoga-kỹ năng giúp y trốn thoát khỏi một nhà tù ở trạm cảnh sát ở Daegu, Hàn Quốc.
Choi Gap-bok trốn thoát bằng cách chui qua lỗ đưa thức ăn trên chấn song. Ảnh: Joongang Daily. |
Rạng sáng 17/2/2012, sau khi chờ nhân viên nhà tù chìm vào giấc ngủ, Choi bôi dầu trơn lên toàn cơ thể, chui khỏi nhà giam bằng cách len người qua khe đưa cơm tù với kích thước 15x45 cm rồi trèo qua cửa sổ. Hắn tẩu thoát thành công qua khe hẹp dù sở hữu chiều cao 1,65 m và nặng 52 kg.
Tuy nhiên, 6 ngày sau đó, Choi bị bắt lại và bị giữ trong một buồng giam có khe đưa thức ăn nhỏ hơn nhiều.
Tù nhân Alcatraz vẫn đang mất tích
Năm 1962, Frank Morris và anh em John và Clarence Anglin, những người bị kết án tù chung thân vì cướp bóc và các tội danh khác đã vượt ngục thành công.
Đảo Alcatraz vào năm 2011. Ảnh: CNN. |
Bị giam trong nhà tù khét tiếng Alcatraz nằm cách biệt với thế giới giới bên ngoài bởi nó nằm trên một hòn đảo ở giữa vịnh San Francisco.
Tuy nhiên, họ đã làm những hình nộm có tóc để đánh lừa nhân viên nhà tù, dùng thìa kim loại và máy khoan tự chế để mở rộng và chui vào lỗ thông hơi để leo xuống ống thoát của trại giam và nhảy xuống nước.
Họ lấy áo mưa của nhà tù để làm áo phao và một chiếc bè, văn phòng nhà tù cho biết.
Frank Lee Morris bị đưa đến Trại cải tạo liên bang Alcatraz vào ngày 20/1/1960. Ảnh hồ sơ/CNN. |
Nhiều thập kỷ sau, vẫn chưa rõ liệu họ có sống sót khi vượt qua Vịnh San Francisco hay không. Không có dấu hiệu cho thấy những tên này đã nổi lên, nhưng Morris và Anglins được cho là đã mất tích hay chết đuối.
Linh Mai