Tin mới

7 thủ thuật y khoa thời trung cổ khiến chúng ta phải thốt lên 'Ơn giời không sinh cùng thời'

Thứ hai, 15/08/2022, 18:16 (GMT+7)

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, công nghệ, con người được trải nghiệm những kỹ thuật y tế tiên tiến. Chúng ta vô cùng may mắn vì không phải nếm trải những kỹ thuật đáng sợ thời trung cổ.

Hãy cùng điểm qua một số kỹ thuật từng khiến bệnh nhân rụng rời khi trải nghiệm.

1. Đánh mộng mắt

7 thủ thuật y khoa thời trung cổ khiến chúng ta phải thốt lên 'Ơn giời không sinh cùng thời' - Ảnh 1

Vào thời trung cổ, người ta cho rằng có một "khoảng trống" ở trước tròng mắt gây mù hoặc mờ mắt. Chính vì vậy, một thủ thuật có tên đánh mộng mắt ra đời để xóa đi khoảng trống này. Để thực hiện thủ thuật này, một người sẽ giữ bệnh nhân, "bác sĩ phẫu thuật" dùng dao, kim tiêm hoặc dụng cụ cùn đưa vào giữa mắt của bệnh nhân để phá vỡ "khoảng trống" đó. Tiếp theo, người ta sẽ dùng một miếng che mắt làm bằng len "tẩm lòng trắng trứng, sữa mẹ hoặc bơ đã được làm sạch" để dưỡng mắt. Tất nhiên, cách chữa bệnh khủng khiếp này chỉ khiến tình trạng của bệnh nhân tồi tệ hơn.

2. Khoan xương

7 thủ thuật y khoa thời trung cổ khiến chúng ta phải thốt lên 'Ơn giời không sinh cùng thời' - Ảnh 2

Trước thời của ibuprofen và các nhà thần kinh học, khoan xương là kỹ thuật phổ biến được sử dụng để chữa đau đầu, co giật và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Medical News Today giải thích thủ thuật này được gọi là "trepanning" hoặc "trephination", sẽ khoan một lỗ vào hộp sọ của người bệnh

Khoan xương cũng là kỹ thuật được dùng để đánh dấu sự trưởng thành của một người. Ngày nay, chúng ta sẽ có những bữa tiệc tại quán bar chứ không phải trải qua cảm giác bị khoan vào đầu như vậy.

3. Thủ thuật cắt cụt

7 thủ thuật y khoa thời trung cổ khiến chúng ta phải thốt lên 'Ơn giời không sinh cùng thời' - Ảnh 3

Ngày nay, con người thường bị cắt cụt chi do biến chứng của bệnh tiểu đường, chấn thương do tai nạn hoặc ung thư. Tuy nhiên, vào thời trung cổ, thủ thuật cắt cụt chi thường được sử dụng để "điều trị"

các vấn đề như chấn thương hoặc nhiễm trùng. Ngày ấy, việc cắt cụt như một nỗ lực cuối cùng, tuyệt vọng để cứu một người. Tuy nhiên, bệnh nhân thường sẽ thiệt mạng vì mất nhiều máu hoặc nhiễm trùng. Về sau, người ta sử dụng phương pháp đốt vết thương hoặc nối mạch máu.

4. Trích máu

7 thủ thuật y khoa thời trung cổ khiến chúng ta phải thốt lên 'Ơn giời không sinh cùng thời' - Ảnh 4

History.com mô tả kỹ thuật trích máu thời Trung cổ là "phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho các bệnh khác nhau, từ bệnh dịch hạch, đậu mùa đến co giật động kinh và bệnh gút". Trong quá trình điều trị, các tĩnh mạch hoặc động mạch ở cẳng tay hoặc cổ sẽ bị cắt và máu sẽ chảy ra. Sau khi nhà thờ ra lệnh cấm các tu sĩ và linh mục (những người thường đóng vai trò là bác sĩ) thực hiện việc trích máu thì đến lượt thợ cắt tóc vào cuộc.

Cùng với các dịch vụ thông thường như cắt tóc hoặc cạo râu, những người thợ cắt tóc này còn thực hiện các kỹ thuật y khoa khác, từ lấy máu, nhổ răng đến cắt cụt chi.

5. Cho đỉa hút máu

7 thủ thuật y khoa thời trung cổ khiến chúng ta phải thốt lên 'Ơn giời không sinh cùng thời' - Ảnh 5

Nếu tiệm hớt tóc không mở cửa và bệnh nhân cần phải trích máu thì những con đỉa sẽ làm nhiệm vụ. Trong quá trình này, những con đỉa sống (khoảng 20 con) sẽ được đặt lên người bệnh nhân để hút ra "máu xấu" mà các thầy thuốc thời Trung cổ tin là nguyên nhân gây bệnh, tờ Time giải thích. Trong quá trình này sẽ có những biến chứng như mất nhiều máu hơn dự định, để lại sẹo và nhiễm trùng. Tuy nhiên, thời đó những con đỉa không được đánh giá cao bằng những người trích máu khác.

Trong thời hiện đại, đỉa thực sự được sử dụng hiệu quả trong các thủ thuật y tế cụ thể với kết quả tốt hơn nhiều. "Ngày nay, chúng chủ yếu được sử dụng trong Phẫu thuật thẩm mỹ và vi phẫu khác", Healthline lưu ý. "Điều này là do đỉa tiết ra các peptide và protein có tác dụng ngăn ngừa cục máu đông".

6. Khử trùng

7 thủ thuật y khoa thời trung cổ khiến chúng ta phải thốt lên 'Ơn giời không sinh cùng thời' - Ảnh 6

Thuốc sát trùng hiện đại là vô giá để "giảm nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật và các thủ thuật khác" và có các dạng như chế phẩm dùng cho da và nước rửa tay. Nhưng theo báo cáo của The Scientist, vào thời trung cổ, người ta dùng vải hoặc bọt biển thấm rượu lên vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nghe có vẻ kinh hoàng khi rượu đổ lên vết thương hở nhưng thực tế thì trong rượu vang đỏ có các polyphenol có thể tiêu diệt mầm bệnh.

7. Điều trị bệnh trĩ

7 thủ thuật y khoa thời trung cổ khiến chúng ta phải thốt lên 'Ơn giời không sinh cùng thời' - Ảnh 7

Ít được biết đến hơn so với nhiều vị thánh khác, Thánh Fiacre là một tu sĩ người Ireland vào thế kỷ thứ 7 và được mệnh danh là "người bảo trợ bệnh trĩ", theo History Daily. Bị bệnh trĩ, Thánh Fiacre tin rằng mình đã khỏi bệnh sau khi ông ngồi trên một tảng đá ở Pháp, được gọi là Tảng đá Thánh Fiacre. Tin đồn lan rộng, sau đó có rất nhiều người đã đổ xô đến để ngồi lên tảng đá. 

Đây có vẻ là phương pháp điều trị khá lành tính, ngay cả khi kết quả còn nhiều nghi vấn. Tuy nhiên, thay vì ngồi lên tảng đá thì thầy bấy giờ, nhiều người điều trị bệnh trĩ bằng cách đưa bàn là đang nóng rực vào thẳng trực tràng.

(Theo bestlifeonline)

>> Xem thêm: Nhân vật trên lá bài Q bích: Nữ hoàng 2 đời chồng, từng 'làm trùm' châu Âu thời trung cổ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news