Tin mới

7 típ bảo vệ bé khi đi biển mà nhiều phụ huynh vô tình làm ngơ

Thứ hai, 21/06/2021, 10:02 (GMT+7)

Đi biển luôn là lựa chọn tuyệt vời cho các gia đình mỗi dịp hè về. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh sẽ phải hết sức chú ý để đảm bảo an toàn cho con trẻ khi bé xuống biển chơi.

Nếu bạn chuẩn bị cho con đi biển thì đừng bỏ qua 7 lời khuyên giữ an toàn dưới đây:

1. Nói chuyện với con về chuyến đi

7 típ bảo vệ bé khi đi biển mà nhiều phụ huynh vô tình làm ngơ
7 típ bảo vệ bé khi đi biển mà nhiều phụ huynh vô tình làm ngơ

Trước khi bạn và gia đình khởi hành đi nghỉ mát, hãy làm quen vowisn hững bãi biện bạn sẽ đến và điều kiện thời tiết. Nói chuyện với con về sự an toàn khi xuống biển, biết những hạn chế của gia đình về vấn đề này. Phụ huynh cần thường xuyên để mắt để trẻ. Nếu bạn cần đi đâu đó thì hãy giao lại nhiệm vụ trông coi cho một người lớn khác. Chuyện Đuối nước có thể xảy ra trong chớp mắt.

2. Nghe lời khuyên từ nhân viên cứu hộ

Đừng ngại trò chuyện với nhân viên cứu hộ để xin lời khuyên. Họ có thể đã lớn lên ở bãi biển này, bơi ở biển từ khi chập chững biết đi nên biết rất nhiều thứ. Bạn có biết cách đọc vị tiếng sóng, bơi theo dòng chảy và ngheien cứu đường bờ biển để xem nó lún ở đâu, biết khi nào sắp có bão, làm thế nào để phát hiện ra sinh vật biển...? Nhang viên cứu hộ có thể nói cho bạn về những tình huống này.

3. Nhân viên cứu hộ không phải người trông trẻ

Đừng phụ thuộc vào nhân viên cứu hộ để họ trông con cho bạn. Rất nhiều bậc phụ huynh đã nhờ vả người cứu hộ sau đó họ đến quầy bar. Nhiệm vụ của những người này là quan sát toàn bộ bãi biển và để mắt đến mọi người.

Nguy hiểm không chỉ ở dưới nước mà còn ở trên cạn. Do đó, chính phụ huynh phải là người giám sát con mình.

4. Sinh vật biển

7 típ bảo vệ bé khi đi biển mà nhiều phụ huynh vô tình làm ngơ
7 típ bảo vệ bé khi đi biển mà nhiều phụ huynh vô tình làm ngơ

Những sinh vật biển không chỉ có cá mập (thực tế chúng lại cực kỳ hiếm xuất hiện) mà còn nhiều loài khác, phổ biến nhất là sứa. Khi sứa dạt vào bờ, trẻ nhỏ rất thích và tò mò muốn khám phá. Những sinh vật màu xanh này giống như cục thạch nhưng vết đốt thì rất dữ dội. Hãy cảnh báo con tránh xa những con sứa.

Nhân viên cứu hộ thường sẽ đặt một tấm biển liệt kê những sinh vật biển cần cảnh giác, vì vậy, bạn đừng bỏ qua nó.

5. Chống nắng

Đây là điều mà các bậc phụ huynh phải thực sự để tâm. Khi trẻ trải qua những ngày dài dưới nắng nóng, bạn rất dễ gặp các bệnh liên quan đến ánh nắng mặt trời. Hãy thường xuyên thoa lại kem chống nắng, đội mũ che kín đầu, vào chỗ có bóng râm và giữ ẩm cho da.

6. Dòng chảy xa bờ

Khi vướng phải dòng chảy xa bờ, bạn chỉ cần bơi song song với bờ cho đến khi thoát khỏi nó rồi bơi vào đất liền. Khi tới một bãi biển, hãy hướng dẫn cho con bạn về dòng chảy xa bờ và hỏi nhân viên cứu hộ xem nó thường xuất hiện ở đâu để tránh được.

7. Biết cách nhận biết đuối nước

Nhận biết đuối nước không đơn giản. Những người sắp chìm không phải lúc nào cũng la hét cầu cứu. Thực tế, đuối nước thường bị nhầm với té nước và chơi đùa, đặc biệt là ở khu vực đông người. Vì vậy, hãy chắc chắn bạn đã học và biết cách nhận viết khi ai đó bị đuối nước.

>> Xem thêm: Các dấu hiệu đuối nước phụ huynh cần biết để bảo vệ con

(Theo Panamajack)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news