Thận là hai cơ quan hình hạt đậu, nằm dựa vào cơ lưng, trong khoang bụng trên, ngay dưới khung xương sườn, ở 2 bên cột sống. Chúng giải độc máu và giúp cơ thể lọc các chất cặn bã qua nước tiểu. Một chức năng quan trọng khác là loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể, nhưng cũng giữ lại khi cần thiết.
Một người muốn khỏe mạnh thì thận phải khỏe. Tuy nhiên, có một số thói quen đang dần tổn thương cơ quan này.
1. Không đi tiểu kịp thời
Trì hoãn đi tiểu là một trong những lý do gây tổn thương thận. Khi nước tiểu lưu lại trong bàng quang quá lâu có thể khiến vi khuẩn sinh sôi. Đổi lại, những hạt có hại có thể gây nhiễm trùng tiết niệu hoặc thận. Ngoài ra, nhịn tiểu còn làm tăng áp lực lên thận, có thể dẫn đến suy thận hoặc tiểu không kiểm soát. Vì vậy, khi đã buồn tiểu thì hãy giải phóng nỗi buồn, đừng nín nhịn kéo dài hoặc liên tục.
2. Không uống đủ nước
Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải trao đổi chất ra khỏi cơ thể và điều chỉnh việc sản xuất hồng cầu. Khi cơ thể thiếu nước, lượng máu đến thận sẽ ít hơn vì nó cô đặc lại, điều này cản trở khả năng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể, khiến các vấn đề sức khỏe trở nên tệ hơn. Một người trưởng thành khỏe mạnh nên uống ít nhất 10-12 cốc nước mỗi ngày để thận và cơ thể luôn đủ nước. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng có thể gây hại.
3. Ăn nhiều muối
Thận chuyển hóa 95% lượng natri tiêu thụ qua thức ăn, nhưng nếu lượng natri nạp vào cơ thể quá cao, chúng sẽ cần phải làm việc nhiều hơn để bài tiết ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến giảm chức năng thận, gây ứ nước trong cơ thể. Ăn quá nhiều muối khiến bạn có thể bị tăng huyết áp và có nguy cơ mắc nhiều bệnh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng muối làm tăng protein trong nước tiểu. Lượng muối khuyến nghị cho mỗi người là không quá 5g/ngày. Hãy nhớ rằng một thìa cà phê muối đã tương đương 6g muối.
4. Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau
Nhiều người trong chúng ta thường dùng thuốc giảm đau không kê đơn để kiểm soát cơn đau, giảm sốt và viêm nhiễm, tuy nhiên, điều này gây hại cho nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó có thận. Thuốc làm giảm lưu lượng máu đến thận và làm suy giảm chức năng của chúng. Mặt khác, sử dụng thuốc lâu dài có thể dẫn đến viêm thận kẽ mãn tính. Nếu bạn biết mình có vấn đề về thận, đừng uống thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
5. Ăn nhiều protein
Một trong những vai trò quan trọng nhất của thận là chuyển hóa và bài tiết nitơ từ các sản phẩm của quá trình tiêu hóa protein. Việc hấp thụ quá mức protein sẽ làm tăng lượng trao đổi của những chất này, gia tăng áp lực lên cầu thận, tăng lọc thường xuyên, gây ra các vấn đề về thận nghiêm trọng. Do đó, hãy hạn chế ăn thịt đỏ. Trên thực tế, ai có vấn đề về thận hên tránh hoàn toàn thịt đỏ.
6. Tiêu thụ đồ uống không lành mạnh
Uống rượu điều độ thì không xấu nhưng uống quá nhiều sẽ gây hại đáng kể. Các loại đồ uống có cồn gây căng thẳng cho thận và gan. Khi uống một lượng lớn, sẽ sẽ làm axit uric lắng đọng trong ống thận, dẫn đến tắc nghẽn ống thận. Đổi lại, điều này tạo ra nguy cơ suy thận, mất nước và các bệnh khác liên quan đến thận. Bạn chỉ nên uống điều độ khoảng 2 ly/ngày với nam giới, 1 ly với nữ giới và người cao tuổi.
7. Tiêu thụ quá nhiều caffein
Caffeine có thể gây huyết áp cao, do đó sẽ ảnh hưởng đến thận. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2002 trên tạp chí Kidney International cho biết, việc tiêu thụ caffeine có mối liên hệ chặt chẽ với sỏi thận vì nó làm tăng bài tiết canxi qua nước tiểu. Bạn nên hạn chế tiêu thụ các nguồn caffein khác như nước ngọt, nước tăng lực, sô cô la, ca cao và một số loại thuốc.
8. Bỏ qua các bệnh nhiễm trùng thông thường
Một số bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh, cúm, ho, viêm họng, viêm amidan, và những bệnh khác cũng có thể gây ra những tổn thương rất lớn cho thận. Trên thực tế, những người bị rối loạn thận thường không nghỉ ngơi tốt khi bị bệnh và nhạy cảm hơn với những thay đổi khí hậu. Vi khuẩn hoặc virus gây nhiễm trùng có thể làm hỏng thận nếu chúng ta không điều trị kịp thời. Lần tới nếu chúng ta mắc những căn bệnh phổ biến trên thì đừng coi thường chúng, hãy điều trị cho nhanh khỏi chứ đừng để bệnh kéo dài.
9. Mất ngủ
Do lối sống bận rộn, nhiều người bỏ qua tầm quan trọng của giấc ngủ, tuy nhiên bạn nên ngủ ít nhất từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày. Vào ban đêm, quá trình đổi mới các mô của các cơ quan diễn ra. Nếu bạn ngủ không đủ giấc, quá trình này sẽ bị gián đoạn và dẫn đến tổn thương lớn cho thận và các cơ quan khác. Các nghiên cứu cho rằng mất ngủ vào ban đêm gây ra huyết áp cao và xơ vữa động mạch từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
(Theo Dazzlingnews)