Giáp Tết Nguyên đán Ất Mùi là thời điểm của những bữa tiệc "giải đen" chia tay năm cũ. Tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều sau để tránh “thêm đen” do bị ngộ độc.
Thịt chó nhiều đạm, ăn nhiều dễ bị đầy bụng và khó tiêu. Nên bạn phải tránh ăn chung với những loại thực phẩm sau đây:
1. Thịt chó kiêng nước chè
Sau khi ăn xong, bạn đừng vội gọi một ấm trà để tráng miệng nhé. Theo Đông y, thịt chó tính ấm nóng, giàu chất đạm mà trà lại vị đắng, tính mát, chứa nhiều cafein và tanin. Về tính vị hai thứ này đã trái ngược nhau, hơn nữa cafein, tanin và protein(chất đạm) khi gặp nhau sẽ ức chế nhau gây đông vón khó tiêu hóa nên khi ăn, uống cùng nhau sẽ tạo cảm giác ậm ạch, khó tiêu và dễ sinh hơi. Khi vừa ăn thịt chó thì không nên uống nước trà ngay hay uống nhiều nước chè.
2. Thịt chó kiêng cá chép
Cá chép tính vị cam có tác dụng hạ thủy khí. Còn thịt chó tính cam ôn có công năng sinh thủy khí và thấp nhiệt. Nếu ăn lẫn dễ sinh chứng hàn, nhiệt và kiết lỵ.
3. Thịt chó kiêng tỏi và lòng trâu
Tỏi vị đại tân, rất cay, tính đại nhiệt. Lòng trâu vị ngọt, tính hàn cả hai thứ đều tương phản với thịt chó, nếu ăn chung dễ sinh đau bụng và tả lỵ.
4. Thịt chó kiêng thịt dê
Thịt chó tính cam ôn, dê tính đại nhiệt, khi hai thứ gặp nhau sẽ sinh ra chứng tích thực, thức ăn khó tiêu, sẽ sinh tích nhiệt, sinh ra chứng tả lỵ.
5. Những người cần tránh ăn thịt chó
Theo Đông y, những người có thể thận âm hư và thể tâm thận bất giao (biểu hiện Người gầy, hay bị nóng trong, lòng bàn tay và bàn chân nóng, đổ mồ hôi trộm, ngủ kém hay mê, miệng khô họng khát, lưng đau gối mỏi, đi tiểu đêm nhiều lần, thích uống nước mát, di tinh, liệt dương) không thích hợp ăn thịt chó.
Thịt chó thuộc tính nhiệt và có tác dụng bổ dưỡng mạnh, sau khi ăn dễ bị cao huyết áp, thậm chí dẫn tới vỡ mạch máu não. Do đó người có bệnh mạch máu não không nên ăn thịt chó, người bị viêm đại tràng hoặc bệnh nặng mới khỏi cũng không nên ăn.
Xem video: Cách làm món thịt bò kho tầu cho ngày Tết
Thoa Nguyễn (Tổng hợp)