Tin mới

Anh không đòi quà phiên bản 3: 70 triệu tiền làm đám cưới mới cho vợ ly hôn

Thứ ba, 15/04/2014, 15:31 (GMT+7)

Khi vợ đòi ly hôn, người chồng ra một yêu cầu “có một không hai”: Đòi trả lại tiền làm đám cưới.

Khi vợ đòi ly hôn, người chồng ra một yêu cầu “có một không hai”: Đòi trả lại tiền làm đám cưới.

Chỉ chung sống với nhau sáu tháng, chị Nguyễn Minh Chi (SN 1985, ngụ phường Phú Thọ, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đã phát hiện ra người chồng hơn mình năm tuổi là người bê bối: Đã vô trách nhiệm không đưa đồng nào về nhà mà còn đổ đốn rượu chè, bài bạc, nợ nần chồng chất rồi ép vợ trả. Đê hèn hơn nữa, khi vợ đòi ly hôn, người chồng ra một yêu cầu “có một không hai”: Đòi trả lại tiền làm đám cưới.

1. Chi tâm sự, cô là con một, gia đình đàng hoàng lương thiện nên từ nhỏ được dạy dỗ, ăn học đến nơi đến chốn. Ngoại hình dễ nhìn, tính tính dịu dàng, cô được nhiều chàng trai “trồng cây si” trước nhà. Số phận rui rủi khiến thiếu nữ gặp người chồng sau này, là một thanh niên nhà quê mới ra tỉnh khoảng 3 - 4 tháng làm tài xế ở một bến xe gần đó. Anh không đẹp trai, thậm chí còn đen và khá quê mùa, thế nhưng không hiểu sao trái tim của thiếu nữ vẫn “lỗi nhịp”.

Khi hay tin con gái yêu tài xế lại là “dân bến xe”, ba mẹ cô đã rất lo ngại sợ nghề tài xế đa tình, “dân bến xe” cũng nổi tiếng lưu manh, “tứ đổ tường”. Sợ con gái khổ, gia đình hết khuyên nhủ đến ngăn cản. Chi không chịu nghe. Cô lập luận “đâu phải ai làm nghề tài xế cũng đa tình, người sống ở bên xe cũng không phải lưu manh hết. Anh ấy mới chân ướt chân ráo từ nông thôn ra thành thị, là trai quê không thể hư hỏng”. Chi nói, lúc ấy bảo vệ tình yêu theo bản năng chứ chưa hiểu gì về anh. Khi yêu, phụ nữ chỉ yêu bằng tai mà không chịu dùng cái đầu, đôi mắt để tìm hiểu, quan sát. Chi chỉ thấy anh là người ân cần, quan tâm người yêu và khá lụy tình. Khi biết cha mẹ cô cấm cản, anh tỏ ra rất buồn, rất đau khổ nhưng không oán than mà càng chiều cô hết mực. Hàng ngày, hết giờ làm là anh chở người yêu đi dạo phố, ngày lễ tết cũng không quên mua những món quà nho nhỏ đến tặng. Để gia đình “đằng gái” yên tâm, anh đưa cô về ra mắt anh em họ hàng mình, và dẫn anh em “đằng trai” qua nhà cô gặp gỡ người lớn.

Anh không đòi quà phiên bản 3: 70 triệu tiền làm đám cưới mới cho vợ ly hôn

Những nỗ lực của họ cuối cùng cũng được đền đáp, sau bốn năm thử thách, hai người đã gắn bó với nhau bằng một đám cưới vào tháng 3/2009 trong sự chúc phúc của bạn bè thân hữu. Anh không có nhà riêng, sau ngày cưới chuyển về nhà gái ở rể, dẫu không nói ra nhưng mọi người đều hiểu rằng, ngôi nhà này trước sau cũng của vợ chồng anh chị. Tuần trăng mật trôi qua trong hạnh phúc, anh trở lại với công việc lái xe, cô cũng bận rộn với những tập giáo án dày cộm mỗi ngày.

Với mức lương phiên dịch, dạy tiếng Nhật cho các chuyên viên trong công ty nước ngoài, cô thừa khả năng lo mọi sinh hoạt trong gia đình chẳng cần chồng phụ giúp. Cô chỉ buồn vì anh không có ý sẽ đưa tiền phụ vợ lo lắng cho gia đình, đã thế lại liên tục bị em gái gọi điện đòi tiền. Khi cô thắc mắc chuyện nợ nần thì chồng cho biết, do không có tiền nên tất cả chi phí trong đám cưới phía đằng trai như vé máy bay cho họ hàng ở quê vào dự cưới, tiền đãi tiệc, mua sính lễ… gồm 70 triệu đều mượn của người em, nay đã quá hẹn trả nợ. Cô tự an ủi, mình đã chọn chồng nghèo thì phải chấp nhận, anh cũng mượn tiền lo đám cưới chứ có mượn để bài bạc, trai gái gì đâu, nên nhẹ nhàng nói: “Tiền đã mượn thì trả, từ nay lương anh dùng để giải quyết nợ nần, sinh hoạt gia đình em có thể chu toàn, trả xong nợ sẽ tính tiếp”.

2. Chuyện nợ nần chưa giải quyết xong thì anh bắt đầu sinh tật nhậu nhẹt, cờ bạc. Ban đầu chồng cô chỉ tranh thủ ăn nhậu, bài bạc vài tiếng đồng hồ sau giờ làm và vẫn biết cách “chùi mép”, hễ vợ tra hỏi là chối bay chối biến viện cớ đi gặp người quen bạn bè. Cô vẫn ngây thơ tin vào những lời ngụy biện cho tới ngày em chồng tiếp tục gọi điện đòi nợ. Thì ra mấy tháng qua, tiền lương anh không trả nợ mà nướng hết vào bài bạc. Đến nước này, anh cũng chẳng cần dấu giiếm, công khai luôn tật xấu của mình. Nếu trước kia chỉ đi ban ngày thì nay anh đi cả ngày lẫn đêm, khi về nhà luôn trong tình trạng say xỉn. Nghĩ chồng sa ngã nhất thời, tin rằng tình yêu của mình có thể cảm hóa được anh, đêm nào cô cũng thức chờ anh về mở cửa. Không trách cứ con gái, ba mẹ cũng thức cùng để mong con rể cảm thấy xấu hổ mà thay đổi tâm tính.

Nhưng mọi nỗ lực của họ đều vô ích. Thấy nhà vợ không nói, anh càng làm tới, ban đầu chỉ đi đến 10h đêm nhưng sau đó đi tới 1 - 2h khuya, có hôm đi tới sáng mới về. Cô không nản, đêm nào cũng thức ngồi ở phòng khách đợi. Sợ con nghĩ quẩn, hoặc trong lúc nóng giận làm bậy, ba mẹ cô lại phải thức trông chừng. Anh thì vẫn “chân nam đá chân chiêu” lúc về nhà, lảm nhảm vài câu trong miệng rồi lăn vào phòng ngủ bất chấp tất cả. Gần 1 năm có con rể, ba mẹ cô gầy rạc, hốc hác thấy rõ.

Tưởng rằng bi kịch chỉ dừng lại ở đó, nào ngờ một hôm tỉnh táo anh gọi vợ đến thông báo lỡ mượn của giang hồ khoản tiền khổng lồ cần phải thanh toán gấp. Anh nói thẳng mình thì chẳng có tiền, là vợ chồng nên cô phải có trách nhiệm trả thay. Thiếu phụ cay đắng: “Tất nhiên chẳng đời nào tôi chịu trả, nhưng anh cười gằn bảo anh ấy trắng tay chẳng sợ gì, nhưng lỡ giang hồ kéo đến hành hung mọi người, đập phá nhà cửa thì đừng trách là không báo trước”. Vẫn chưa hết, số tiền khác mượn của đồng nghiệp, anh cũng ép vợ phải viết giấy trả nợ thay.

Thời gian trước khi vợ chồng đang mặn nồng, cô mua cho anh chiếc xe máy trả góp, hàng tháng vẫn đưa tiền cho anh đi thanh toán. Ai ngờ số tiền trả góp hàng tháng này cũng bị anh tiêu sạch. Đến ngày hết hạn trả, nhân viên tiệm xe gọi điện đòi nợ, cô mới hay biết.

3. Chịu đựng gần 1 năm, Chi quyết định sống ly thân với mong muốn anh sẽ thay đổi. Tuy nhiên chờ đợi hơn một năm mà chồng vẫn chứng nào tật ấy, cô đành viết đơn ly dị. Ban đầu anh đồng ý, nhưng sau đó bắt vợ phải trả 70 triệu tiền cưới mới chịu ký vào đơn. Điều đình mãi, người này mới hạ giá còn 35 triệu (mỗi người chịu một nửa tiền tiệc cưới của họ nhà trai). Ngày 13/10/2012, họ chính thức thành người dưng nước lã.

Cô thở dài: “Thôi thì đành dùng tiền để mua sự an toàn, thanh thản, tiếc tiền mà dây dưa càng thêm khổ. Có điều ảnh quá lạnh lùng, ký vào đơn li dị xong là gọi ba, mẹ tôi bằng cô, chú ngay”.

Sự bình yên đến với gia đình cô chỉ kéo dài được hơn 1 năm. Gần 1 tháng trước ba cô đột ngột qua đời, trong ngày đám tang, anh xuất hiện, tuyên bố muốn ra vào nhà vợ cũ tùy ý. Tưởng chỉ nói cho vui, ai ngờ những ngày sau đó, người này thường đi lại sàng sàng trước nhà như dọa nạt khiến mẹ con cô vô cùng lo lắng, chẳng dám đi ra khỏi nhà. Ngày 20/12/2012 anh gọi điện yêu cầu vợ cũ ra gặp mình nói chuyện nhưng cô sợ không dám đi, anh liền hăm dọa từ nay hễ thấy cô ngồi sau xe người khác sẽ chém chết. Không còn cách nào khác cô phải nhờ cơ quan chức năng can thiệp.

Thiếu phụ cho biết thêm, khi chồng cũ bộc lộ tính xấu, cô gọi điện cho họ hàng nhà chồng tìm hiểu, mới biết anh vốn là thanh niên bất trị.

Chẳng biết cô có còn tiền để “mua sự an toàn, thanh thản” như lời cô vừa nói?

Theo Pháp luật và thời đại

Xem thêm video Thiếu nữ uốn éo múa cột, nhảy Gangnam style cực chất

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news