Bà bầu ăn măng có tốt không đang là câu hỏi mà nhiều chị em phụ nữ băn khoăn. Trong bữa cơm của gia đình Việt nhất là những ngày giỗ, Tết không thể thiếu món măng. Thế nhưng, măng không phải là một thực phẩm tốt dành cho Bà bầu, nó có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thậm chí gây ngộ độc, tử vong vì trong măng có chứa nhiều độc tố, nhất là măng tươi.
Măng là phần tre non được xếp vào danh mục các loại rau củ, măng cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất và một lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, trong măng có chứa một lượng lớn cyanide. Dưới tác dụng của các enzyms tiêu hóa, cyanide chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN), chất có thể gây ngộc độc cao.
Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận bà bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc, nhưng trên thực tế đã có không ít bà bầu ăn măng đã bị ngộ độc như đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp…Các bác sĩ khuyên khi có thai đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, đây là giai đoạn bà bầu chưa thích nghi sự thay đổi của cơ thể cộng với việc bị các cơn ốm nghén hành, mệt mỏi thì không nên ăn măng nhất là măng tươi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả thai phụ và em bé.
Không phủ nhận trong măng có hàm lượng chất xơ dồi dào, trong măng còn có chứa protein, các loại vitamin, khoáng chất khác như canxi, sắt, kali và phốt pho. Đặc biệt, hàm lượng kali trong măng khá cao, lại ít đường và chất béo sẽ có tác dụng giảm viêm, cải thiện sức khỏe của các tế bào và giảm nguy cơ đột quỵ...
Khi ăn măng cần phải được khử độc tố. Nguồn ảnh: internet |
Nếu bà bầu không cưỡng nổi sự thèm thuồng của những món măng như xào, nấu, ăn kèm với bún, phở... thì trước khi ăn măng, mẹ bầu nên chú ý khâu chế biến để loại bỏ bớt lượng chất độc nguy hiểm rồi mới đưa vào sử dụng để đảm bảo an toàn. Bà bầu có thể tham khảo áp dụng những cách khử độc sau đây:
Cách 1:
Măng mua về mẹ bầu cần bóc hết bẹ lá (vỏ măng), rửa sạch cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại.
Cách 2:
Luộc kỹ măng khoảng 2 – 3 lần , trong quá trình luộc măng nên mở nắp để độc tố bay đi. Sau đó mang ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày là ăn được (thay nước gạo thường xuyên trong ngày 2 lần/ngày). Đặc biệt, không nên sử dụng lại nước luộc măng, vì đa số chất độc thường đọng lại trong nước.
Cách 3:
Măngmua về bóc vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm nắm lá rau ngót rồi cho vào nồi luộc qua một lần. Khi măng đã chín, nhấc xuống chắt hết nước nóng đi, rồi đổ nước lạnh vào, vớt bỏ lá rau ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể đem chế biến món ăn.
Cách 4:
Cho măng tươi và vài quả ớt nấu với nước gạo ngập gần hết măng. Đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch. Măng sẽ không còn vị đắng, có thể đem chế biến món ăn.
Cách 5:
Ngâm măng bằng nước vôi trong; luộc bỏ vài lượt để bỏ bớt những nước đầu cho tới khi thấy nước trong rồi mới đem chế biến. Trong khi luộc, nấu nên mở vung cho chất độc bay hơi.
Thay vì ăn măng, mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo cơ thể hấp thụ đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong thời gian thai kỳ.
T.N (tổng hợp)