Rau muống là món ăn bình dân được nhiều người ưu chuộng vì nó có tính mát, vị ngọt, giúp giải nhiệt, giải độc rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc bà bầu không nên ăn rau muống? Hãy cùng tìm hiểu về lợi ích và tác hại của rau muống đối với bà bầu để dùng cho đúng cách nhé.
Những lợi ích của rau muống đối với bà bầu
Rau muống giúp bà bầu phòng ngừa cảm cúm: Trong 100g rau muống có tới 100mg canxi, 37mg phot pho, 1,4mg sắt, 0,7mg vitamin PP, 23mg vitamin C…Là những dưỡng chất giúp bà bầu phòng ngừa thiếu máu, tăng khả năng miễn dịch, chống cảm cúm.
Rau muống giúp bà bầu nhuận tràng: Do sự thay đổi hormone trong cơ thể và sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực lên vùng chậu khiến nguy cơ bị táo bón của mẹ bầu cao hơn bình thường. Ngoài việc gây cảm giác khó chịu, việc tích tụ các chất thải lâu trong ruột còn có thể lan truyền chất độc, gây hại sức khỏe mẹ và bé. Chưa kể việc phải dùng sức để rặn mỗi lần đi vệ sinh có thể sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Để phòng và chữa những chứng bệnh này bà bầu có thể dùng rau muống trong bữa ăn hằng ngày sẽ giúp nhuận tràng, cầm máu khi đi lỵ, kích thích tiêu hóa.
Bà bầu ăn rau muống phải rửa sạch. Nguồn ảnh: internet |
Thanh nhiệt giải độc mùa hè: Bà bầu muốn giảm nhiệt, giải khát thì có thể dùng nước ép rau muống với chút muối hoặc nước rau muống luộc cho thêm ít chanh uống sẽ cảm thấy dễ chịu, tiêu khát nhanh chóng. Nhưng mẹ bầu cần chú ý luộc rau muống đúng cách (nước sôi cho ít muối, để sôi lại mới cho rau vào đảo đều), bấm cuống thấy mềm, vớt ra rổ thưa, rải rời cho ráo nước. Nước luộc để nguội vắt chanh rồi hãy dùng nhé.
Nhóm bà bầu tăng cân cũng nên ăn rau muống: Thành phần chính trong rau muống là nước, có tới 92% nước trong 100g rau muống, nguồn năng lượng thấp, lượng chất xơ nhiều, đây là lợi thế cho những người muốn giảm béo, giảm cholesterol... Tuy nhiên, với những người này thì nên ăn rau muống luộc sẽ tốt hơn xào, bởi hàm lượng mỡ ít.
Tác hại của rau muống đối với bà bầu
Mách bà bầu những món ngon từ rau muống dễ dàng chế biến
Rau muống xào tỏi: Món này dễ chế biến nhất. Cách làm: Rau muống chọn khúc non, rửa sạch. Đập dập vài tép tỏi khử dầu cho thơm , rồi thả rau muống vào , trộn nhanh , nêm tí mắm muối , bột ngọt. Rau vừa chín tới có mùi thơm, rau xanh, múc ra đĩa.
Canh rau muống nấu nghêu, ngao: Bà bầu chỉ cần 1 mớ rau muống, 300 gr nghêu, ngao, gia vị. Bà bầu nhặt rửa sạch rau. Nghêu, ngao rửa sạch cho vào nồi luộc. Khi nào nghêu, ngao chín thì cho rau muống vào nêm gia vị vừa ăn, đợi sôi lại rồi tắt bếp. Múc canh ra bát , dùng nóng.
Nộm rau muống: Bà bầu cần chuẩn bị 1 mớ rau muống, 100g tôm tươi, 100g thịt ba chỉ hoặc thịt thăn tuỳ ý, Đậu phộng, Tỏi, ớt, chanh, Nước mắm, Đường. Rau muống nhặt rửa sạch sau đó nhặt bỏ lá rồi dùng dao nhỏ hay dụng cụ bào rau để chẻ cọng. Đem rửa qua nước muối pha loãng, xả lại nước sạch rồi để ráo.Tôm, thịt luộc chín. Tôm bóc vỏ chừa lại phần đuôi. Thịt luộc chín, cắt miếng nhỏ. Đậu phộng rang chín, giã nát. Tỏi bóc vỏ băm nhỏ. Ớt trái băm nhỏ. Pha nước mắm chua ngọt để trộn nộm: 2 thìa súp nước mắm, 1/2 bát nước, 1/2 trái chanh, 1 thìa súp đường. Cho rau muống vào đĩa, xếp tôm thịt lên trên rồi rải đậu phộng trên cùng. Khi ăn thì rưới nước mắm vào và trộn đều. Nộm rau muống dễ làm không cầu kỳ mà ăn rất ngon.
T.N (tổng hợp)
Nên hay không nên ăn hải sản khi mang thai
Có nên ăn hải sản khi mang thai hay không? Đây là câu hỏi được khá nhiều chị em phụ nữ mang thai quan tâm. Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai không được ăn hải sản bởi chúng có mùi tanh và nhiều chất độc hại. Nhưng thực tế cho thấy phụ nữ mang thai có thể và nên ăn cá ( trừ một số trường hợp ngoại lệ).