Tin mới

Ba ngàn mỹ nữ không đủ, hoàng đế Trung Hoa ra ngoài kiếm gái lầu xanh "thỏa mãn"

Thứ năm, 20/07/2017, 16:26 (GMT+7)

Trong lịch sử các vương triều phong kiến Trung Quốc, Hoàng đế được coi là Thiên tử, là người đứng đầu thiên hạ. Thế nhưng, có những bậc "Thiên tử" có những hành vi, lối xử thế rất tầm thường, thậm chí xấu xa, biến thái…

Trong lịch sử các vương triều phong kiến Trung Quốc, Hoàng đế được coi là Thiên tử, là người đứng đầu thiên hạ. Thế nhưng, có những bậc "Thiên tử" có những hành vi, lối xử thế rất tầm thường, thậm chí xấu xa, biến thái…

Trong lịch sử Trung Quốc, duy chỉ có Đồng Trị là mất mạng do quá ham dâm, đam mê nhục dục, chơi bời ở chốn lầu xanh. Đồng Trị là vị hoàng đế thứ 10 trong triều đình nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Đồng Trị (tên đầy đủ là Ái Tân Giác La Tải Thuần, tức Thanh Mục Tông) sinh năm 1856, mất năm 1875 khi chỉ vừa 19 tuổi. Đồng Trị là vị vua thứ 10 của đời nhà Thanh, là con trai duy nhất của Hoàng đế Hàm Phong và Lan Quý nhân Từ Hy.

Sử sách ngày xưa ghi lại, Đồng Trị là một ông vua hoang dâm vô độ, thích du hý, "tìm của lạ" khắp chốn nhân gian. Chính vì lý do này, ông ta đã mắc bệnh giang mai rồi qua đời khi mới ở độ tuổi 19.

Hoàng đế Đồng Trị.

Sau khi hoàng đế Hàm Phong băng hà, hoàng đế Đồng Trị chính thức lên ngôi khi mới chỉ 5 tuổi. Trong suốt thời gian nắm quyền, ông đã sử dụng 2 niên hiệu, là Kỳ Tường và Đồng Trị.

Đồng Trị nhận được một sự giáo dục nghiêm khắc của sư trưởng Miên Du và 4 sư phó nổi tiếng do đích thân mẹ đẻ Từ Hy thái hậu tuyển chọn. Trong thời gian này, những người được lựa chọn đã cố gắng "nhồi nhét" vào đầu vị hoàng đế nhỏ tuổi đủ loại kinh sách, từ bài học trị dân trị nước đến đạo lý làm người. 

Chính vì sự nhồi nhét quá sức so với năng lực cũng như kỳ vọng quá cao của mẫu hậu Từ Hy đã khiến cho cậu bé 5 tuổi Đồng Trị khi ấy thêm chán nản và lười biếng. Theo ghi chép trong cuốn nhật ký của con trai một vị sư phó dạy dỗ Đồng Trị, vị Hoàng đế này không thể đọc nổi 1 bản tấu chương dù đã 16 tuổi. 

Thấy vậy, Từ Hy thái hậu lại càng thúc ép nhiều hơn. Tuy nhiên, Đồng Trị vẫn tỏ ra là một vị Hoàng đế không có năng lực cho đến tận khi tự minh chấp chính vào tháng 10/1873. 

Khi Đồng Trị lên ngôi, hai vị Hoàng hậu của vua Hàm Phong là Từ An Thái hậu và Từ Hy Thái hậu cùng nhiếp chính. Tuy nhiên, vì sự hiền lành nên Từ An Thái hậu dần dần bị Từ Hy Thái hậu lấn lướt. Từ đó, Từ Hy thái hậu là người quyết định hết tất cả mọi việc.

Trước khi Đồng Trị chấp chính, năm 1872, hai Thái hậu lên kế hoạch lập hậu cho ông. Sau khi đã chọn lựa kỹ càng, Thái hậu Từ Hy quyết định lựa chọn cô gái của Đại thần Phượng Tú. Tuy nhiên, Từ An Thái hậu lại có sự lựa chọn khác. Vị Thái hậu nổi tiếng hiền từ đã lựa chọn cô con gái của Thị lang Sùng Khởi. Tuy không xinh đẹp nhưng cô gái lại vô cùng đoan trang, Hiền Thục. Hai vị Thái hậu đều không đồng ý với sự lựa chọn của đối phương, nên cuối cùng, Hoàng đế Đồng Trị được đưa ra quyết định của mình.

Tuy là con ruột của Từ Hy, thường ngày ở cùng mẹ nhưng vì Từ Hy rất nghiêm khắc nên Đồng Trị đối với Từ Hy thái hậu là sợ nhiều hơn yêu. Trong khi đó, Từ An là người hiền lành, ít tham vọng lại rất được lòng vị Hoàng đế này. Chính vì vậy, khi nghe hai vị Thái hậu đưa ra những lựa chọn của mình, Đồng Trị suy nghĩ hồi lâu rồi chỉ nói 3 chữ: A Lỗ Đắc (con gái của Thị lang Sùng Khởi-sự lựa chọn của Từ An thái hậu). Cũng chinh bởi việc này mà từ đó, Từ Hy thù cả Đồng Trị lẫn Từ An.

Sau khi cưới, Hoàng đế Đồng Trị dành hầu như tất cả thời gian bên Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu A Lỗ Đặc, mà không mấy khi quan tâm đến Huệ Quý phi-người mà Từ Hy muốn lập làm Hoàng hậu.

Vì trước đó cũng từng là phi tần nên Từ Hy Thái hậu hiểu rõ thân phận của phi tần khi hoàng thượng chỉ độc sủng một người. Chính vì lý do này, Từ Hy Thái hậu đã ra chỉ, yêu cầu Đồng Trị phải đối xử công bằng với tất cả thê thiếp, đồng thời sai thái giám theo dõi nhất cử nhất động của vị vua trẻ.

Quá tức giận vì Hoàng đế không chịu nghe lời, Từ Hy Thái hậu đã cấm Đồng Trị không được "gần gũi" Hoàng hậu A Lỗ Đặc.

Nhận được chỉ dụ này của Từ Hy Thái hậu, Đồng Trị không tuân theo mà còn phớt lờ nó khiến Từ Hy vô cùng tức giận. Từ Hy giận đến mức cấm Đồng Trị không được "ân ái" với Hoàng hậu A Lỗ Đặc. Thay vì tìm kiếm sự lựa chọn mới, trái với mong muốn của Thái hậu, Đồng Trị vẫn không sùng hạnh bất cứ phi tần nào mà chỉ ở một mình trong cung Càn Thanh.

Tuy nhiên, sau một thời gian, vì quá chán nản vì không còn thực quyền trong tay, lại luôn bị cấm cản nên Đồng Trị đã cùng một số hoạn quan, trong đó có thái giám Châu Đạo Anh trốn khổi hoàng cung đi "du hí phố phường". Nơi được ông vua này thường xuyên ghé qua là kỹ viện-nơi tập trung các gái lầu xanh ở phía Nam kinh thành để tầm lạc, tìm kiếm thú vui thân xác cùng những gái làng chơi bình dân. Có khi vị vua trẻ về rất muộn, không kịp thiết triều buổi sáng.

Theo sử sách, Đồng Trị được ghi là chết do bệnh thiên hoa (Đậu mùa), tuy nhiên, dân gian lại cho rằng ông ta mắc bệnh giang mai. Chỉ vài tuần sau khi mắc bệnh, ông qua đời vào ngày 13/1/1875 khi mới chỉ 19 tuổi. Khi băng hà, Hoàng đế Đồng Trị vẫn chưa có con nối dõi.

Vụ việc này trở thành sự kiện bê bối lớn và chưa từng có trong lịch sự các đế vương Trung Quốc. Lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất, Trung Quốc có một vị Hoàng đế "chơi" gái bán hoa đến mức lây bệnh mà chết.

Sau khi Hoàng đế Đồng Trị qua đời, hoàng hậu A Lỗ Đặc sống rất khổ sở. Sau đó, Từ Hy Thái hậu cho bãi chức cha bà (Thị lang Sùng Khởi) và bắt bà phải tự tử để không được làm thái hậu mà "thùy liêm thính chính" (rủ mành nghe việc triều chính) trong đời vua sau.

Đồng Trị không có con, Từ Hy Thái hậu lựa một người cháu trong hoàng tộc, mới lên 4 tuổi, em con chú của Đồng Trị, đưa lên ngôi để dễ thao túng, đó là Hoàng đế Quang Tự.

Nghiêm Thu (Đa chiều)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news