Tin mới

Bài cúng, văn khấn Rằm Tháng 8 và mâm cúng Rằm tháng 8 đầy đủ chuẩn nhất

Thứ ba, 21/09/2021, 11:07 (GMT+7)

Bài cúng, văn khấn Rằm Tháng 8, văn khấn Rằm tháng 8 Tết Trung thu, mâm cúng Rằm tháng 8 đầy đủ và chuẩn nhất theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam và truyền thống người Việt.

Rằm tháng 8, Tết Trung Thu và đôi điều cần biết: Trong quan niệm tâm linh của người Việt, ngày Rằm là ngày vọng, nghĩa là nhìn xa trông rộng. 

Người xưa cho rằng đây là ngày mà mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau và vào thời điểm này con người trở nên sáng suốt, trong sạch, đẩy lùi mọi tà niệm trong lòng. 

Ngày Vọng được xem là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng vào chiều 14 hoặc 15 hàng tháng đều được. 

Rằm tháng 8 hay Tết Trung Thu được xem là ngày lễ lớn trong văn hoá truyền thống của người Việt. 

Tết Trung thu là ngày lễ quan trọng của người Việt. Ảnh: Internet
Tết Trung thu là ngày lễ quan trọng của người Việt. Ảnh: Internet

Tết Trung thu không chỉ là ngày lễ dành cho trẻ em mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình cùng nhau sum họp, quây quần và chuẩn bị các mâm cỗ cúng để dâng lên gia tiên bày tỏ lòng thành kính của mình. 

Bài cúng, văn khấn Rằm tháng 8 

Bài cúng Rằm Tháng 8, văn khấn Rằm tháng 8 đầy đủ và chuẩn nhất được trích từ Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hoá thông tin: 

Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy cao tằng Tổ khảo, cao tằng Tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: … Tuổi: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày Rằm tháng 8 gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Bài cúng, văn khấn Rằm Tháng 8 đầy đủ và chuẩn nhất. Ảnh: Intenret
Bài cúng, văn khấn Rằm Tháng 8 đầy đủ và chuẩn nhất. Ảnh: Intenret

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại …, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh Bình An. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 8 theo truyền thống người Việt

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 8, mâm cúng Rằm tháng 8 thường gồm mâm cúng gia tiên và mâm cỗ trông trăng: 

Mâm cúng gia tiên

Theo truyền thống của gia đình Việt, mâm cúng Rằm tháng 8, cúng gia tiên cũng giống như nhiều dịp khác như Rằm tháng Giêng hay Rằm tháng 7 với các món gồm: 

- Bánh kẹo

- Xôi gấc hoặc xôi đỗ, xôi cốm, trầu cau, hoa tươi

Mâm cúng Rằm tháng 8, cúng gia tiên trong Tết Trung thu. Ảnh: Internet
Mâm cúng Rằm tháng 8, cúng gia tiên trong Tết Trung thu. Ảnh: Internet

- Đĩa hoa quả gồm 5 loại quả

- Tiền vàng, hương, đèn, nến, rượu, trà, nước, gạo và đĩa muối.

Các gia đình cũng có thể chuẩn bị thêm mâm cơm cúng lễ với các món gia đình hàng ngày để dâng tổ tiên bày tỏ lòng thành kính và biết ơn. 

Mâm cỗ trông trăng

Mâm cỗ trông trăng thường không bày lên bàn thờ mà chỉ cần đặt lên bàn rộng, để trong nhà hoặc ngoài sân. 

Mâm cỗ trông trăng gồm các loại quả như: Chuối, bưởi, hồng, na, lựu, bánh nướng, bánh dẻo, trà...cùng các loại đèn trang trí.

Mâm cỗ trông trăng trong Rằm tháng 8. Ảnh: Internet
Mâm cỗ trông trăng trong Rằm tháng 8. Ảnh: Internet

Một số nhà phong thuỷ cho rằng, trong lễ cúng Tết Trung thu, Rằm tháng 8 không thể thiếu hình ảnh ông tiến sĩ giấy. 

Gia chủ cũng có thể bày thêm hình 2 ông tiến sĩ giấy để cầu mong sức khoẻ cho con em mình học hành tấn tới, đỗ đạt thành tài...

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news