Mâm cúng Rằm tháng 7, mâm cúng Rằm tháng 7 đầy đủ và đơn giản nhất, mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 cúng gia tiên và thần linh, mâm cỗ khấn Phật và chúng sinh đơn giản.
Rằm tháng 7, ngày lễ Vu lan và lễ cúng chúng sinh có nhiều ý nghĩa sâu sắc và nhân văn.
Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm luôn được xem là dịp đặc biệt để các thành viên trong gia đình quây quần và gắn bó cùng nhau qua các phong tục truyền thống.
Mâm cúng rằm tháng 7, cúng thần linh và gia tiên
Mâm cúng rằm táng 7, mâm cúng thần linh và gia tiên, thường được sắp xếp 'trên chay dưới mặn' tức là trên hoa quả, dưới là mâm cỗ mặn.
Các món ăn được nấu tuỳ theo điều kiện gia đình hoặc các món mà ngày xưa ông bà tổ tiên thích ăn.
Mâm cúng cơ bản cho ngày rằm tháng 7 thường có gà luộc, canh miến mọc, xôi dỗ xanh, thịt bò xào, chả nem và tôm hấp sả.
Ngoài gia các gia đình cũng có thể chọn thực phẩm theo mùa và chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị của gia đình mình.
Mâm cúng rằm tháng 7, mâm cúng Phật
Mâm cúng Phật và thực hiện lễ cúng Phật thường được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ. Nếu như dùng hoa tươi như: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu...
Đồ cúng thường là cỗ chay hoặc ngũ quả, nước lọc...
Các gia chủ cũng có thể làm mâm cỗ chay gồm: Giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm, rau củ quả...
Mâm cúng rằm tháng 7, mâm cúng chúng sinh
Mâm cúng chúng sinh thường có gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô và bánh kẹo, tiền vàng, 3 ly cốc nhỏ, 3 cây nhang cùng 2 ngọn nến nhỏ.
Lễ cúng chúng sinh cũng không nên làm lễ mặn vì có thể khơi dậy tham sân si.
Lễ cúng chúng sinh cần được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà. Ngoài ra gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm ngyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ.
Lễ cúng chúng sinh xong thì gạo muối được vã i ra sân và vàng mã đem đi đốt.