Tin mới

Bài hát chào đón năm mới phổ biến nhất thế giới không phải là "Happy New Year"

Thứ tư, 02/01/2019, 09:22 (GMT+7)

Ca khúc “Happy new year" được vang lên mỗi khi Tết về. Tuy nhiên, đây lại không phải ca khúc được lựa chọn hàng đầu để chào đón năm mới trên thế giới.

Ca khúc “Happy new year" được vang lên mỗi khi Tết về. Tuy nhiên, đây lại không phải ca khúc được lựa chọn hàng đầu để chào đón năm mới trên thế giới.

Mỗi khi Tết đến, ca khúc “Happy New Year”, do nhóm nhạc huyền thoại ABBA thể hiện khiến nhiều người nghĩ nó được cả thế giới yêu thích vào năm mới.

Tuy nhiên, ca khúc này chỉ nổi tiếng và phổ biến ở  Việt Nam, Thụy Điển và một số quốc gia khác. Thực tế, ca khúc phổ biến nhất trên thế giới là "Auld Lang Syne” - bài hát dân ca truyền thống được phổ nhạc từ một bài thơ Scotland do Robert Burn sáng tác vào năm 1788.

Bài hát này được phát lên khi đồng hồ điểm vào 0h đêm giao thừa giữa năm cũ và năm mới, biểu thị cho sự khởi đầu mới.

Ca khúc này không chỉ được sử dụng vào năm mới, mà còn vang lên trong các đám tang, lễ tốt nghiệp, và thay cho lời kết thúc hoặc chia tay vào nhiều dịp khác.

"Auld Lang Syne” là ca khúc mừng năm mới nổi tiếng nhất thế giới, không phải "Happy new year". Ảnh AP

Được biết, bài hát này có ý nghĩa  “rất lâu về trước”, “ngày tháng trôi qua” hoặc “thời xưa cũ”…kêu gọi mọi người nâng cốc cho những ngày đã qua. Theo đó, bài hát này rất thích hợp cho dịp năm mới.  

Ca khúc "Auld Lang Syne” từng được sử dụng trong rất nhiều chương trình truyền hình và phim ảnh, một trong số đó là những ảnh quay kinh điển nhất trong rạp chiếu phim.

Mặc dù bài hát vẫn được phổ biến ở Scotland, trong đó Glasgow là nơi bài hát này được hát nhiều nhất nhưng bài hát dường như không còn hấp dẫn như xưa, nhất là với giới trẻ. Chính vì vậy, bài hát này không còn bản hit với người nghe trẻ nên có thể nó sẽ đi vào dĩ vãng. 

Cũng theo tờ The Guardian, ở những nơi khác, Auld Lang Syne có nguy cơ bị lãng quên dần khi mà thế hệ Millennial (sinh từ năm 1980 đến 1998) không đón năm mới theo cách truyền thống.

Trên tờ báo này thống kê, năm 2017, người nghe ở độ tuổi 18 đến 25 chỉ chiếm 5% trong số những người nghe bài hát này vào năm mới, cho thấy bài hát không còn nổi tiếng với người trẻ. 

Theo đó, độ tuổi nghe bài hát này vào năm mới thường là những thính giả trên 45 tuổi. Từ đó cho thấy, người Anh thế hệ cao tuổi vẫn chọn cách duy trì truyền thống. Với người dân Vương quốc Anh chỉ có 3% người thuộc toàn bộ lời, còn phần lớn là nhầm lẫn giai điệu.

Hà Trang (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news