Tin mới

Bấm còi sau 22 giờ, bật đèn pha trong đêm bị phạt cả triệu đồng

Thứ năm, 03/11/2016, 13:57 (GMT+7)

Từ ngày 1/11/2016, "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” được quy định tại Thông tư số 6/2016/TT-BGTVT chính thức có hiệu lực.

Từ ngày 1/11/2016, "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” được quy định tại Thông tư số 6/2016/TT-BGTVT chính thức có hiệu lực.

Bấm còi sau 22 giờ đêm

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả Xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong đô thị, khu đông dân cư (trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định) sẽ bị phạt từ 80.000 đồng – 100.000 đồng. Xem thêm: Ô tô vượt phải bị phạt bao nhiêu?

 

Ngoài ra, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi bấm còi (mọi khung giờ) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư cũng sẽ bị phạt từ 100.000 đồng – 200.000 đồng.

Bật đèn pha vào ban đêm

Đối với xe máy

– Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với hành vi sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;

– Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư; hoặc không sử dụng đèn chiều sáng khi trời tối / sương mù / thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng đèn chiếu gần khi lưu thông trong hầm đường bộ.

Đối với ô tô

– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; hoặc không sử dụng đèn chiều sáng khi trời tối / sương mù / thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không sử dụng đèn chiếu gần khi lưu thông trong hầm đường bộ. Xem thêm: Xe máy chở quá số người quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

Đi dưới tốc độ tối thiểu

Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính Phủ, mức phạt tiền với hành vi điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu:

– 800.000 -> 1.200.000 đồng đối với xe ô tô

– 200.000 -> 400.00 đối với xe mô tô, xe gắn máy.

Dừng chờ trên vạch cho người đi bộ

Hành vi dừng chờ đèn đỏ trên vạch dành cho người đi bộ, làm ảnh hưởng tới người đi bộ cũng sẽ bị xử phạt.

Cũng từ lý do muốn dừng xe gần hơn người khác, nhiều xe máy và ôtô thường chận qua “Vạch dừng xe” và lấn cả vào phần kẻ cho người đi bộ qua đường. Hành động này không chỉ gây hỗn loạn giao thông mà còn ảnh hưởng tới người đi bộ.

Mức phạt 300.000 – 400.000 đồng với ôtô và 100.000 – 200.000 đồng với xe máy.

Chờ đèn đỏ ở làn rẽ phải

Nhiều người muốn đi nhanh sau khi đèn đỏ chuyển xanh nên thường chọn bất cứ chỗ nào trống để chèn xe vào. Tuy nhiên nhiều người lại đứng sai chỗ, đặc biệt đứng vào làn đường dành cho phương tiện rẽ phải ở nơi được rẽ phải khi đèn đỏ.

Đây là lỗi "không tuân thủ hiệu lệnh biển báo, vạch kẻ đường", mức phạt 100.000 – 200.000 đồng đối với ôtô và 60.000 – 80.000 đồng với xe máy.

Hơi thở có nồng độ cồn, tài xế sẽ bị phạt

Nhiều người cho rằng chỉ uống một chai hay một cốc bia, một chén rượu thì không ảnh hưởng gì tới khả năng lái xe, và luật cũng không cấm vì chưa đủ nồng độ cồn. Thực tế không phải, dù chỉ một cốc bia hay một chén rượu cũng khiến nồng độ cồn trong máu và hơi thở tăng.

Theo luật, chỉ cần trong máu hoặc hơi thở có cồn, tài xế ôtô sẽ bị phạt. Tùy nồng độ cồn, mức phạt ít nhất là 2.000.000 – 3.000.000 đồng và cao nhất là 16.000.000 – 18.000.000 đồng cùng hình phạt bổ sung về tịch thu bằng lái.

Trang Vũ (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news