Nếu không có bà, rất nhiều thương binh sau Thế chiến I sẽ chìm vào đau khổ tuyệt vọng do cơ thể biến dạng vì bom đạn.
Thế chiến I (diễn ra từ ngày 28/7/1914 - 11/11/1918) được xem như một trong những cuộc chiến tranh ác liệt, quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Sự thật, về quy mô và độ tàn khốc, nó chỉ xếp sau Thế chiến II.
Trong giai đoạn này, có hai thứ khiến những người liên quan ghi nhớ: Sự man rợ, ác độc và lòng từ bi của con người. Những nỗi đau chiến tranh đã đi qua và có lẽ không cần nhắc lại nữa. Tuy nhiên, tình người là thứ mãi mãi cần được tôn vinh.
Một trong những cá nhân "đại diện cho cái thiện và lòng từ bi" trong thời kỳ máu lửa đó là Anna Coleman Watts Ladd - nhà điêu khắc người Mỹ, chuyển đến Pháp cùng chồng vào năm 1917.
Tại Pháp, bà được giới thiệu với Francis Derwent Wood, chủ của "Tin Noses Shop", nơi Wood tạo ra mặt nạ để che đi những thương tật của binh lính Thế chiến I. Được truyền cảm hứng từ công việc của Wood, Ladd đã tạo ra "Studio for Portrait-Masks" của riêng mình.
Khỏi cần tranh cãi, bàn tay của bà đã giúp vô số người lính tạm thời lấy lại hình hài vốn có, tìm được hạnh phúc và gạt bỏ ý định tự tử.
Anna Coleman Watts Ladd đang hoàn thiện mặt nạ cho một thương binh Thế chiến I tại "Studio for Portrait-Masks".
Những khuôn mặt bị thương tổn nặng nề do bom đạn sẽ được che đi bằng mặt nạ, giúp họ lấy lại sự tự tin, cảm thấy được an ủi.
Sau Thế chiến I, vô số thương bệnh binh rơi vào trầm uất vì cơ thể không còn lành lặn. Những cá nhân như Ladd đã trao cho họ cơ hội sống thứ 2 trong đời
Sự kinh hoàng và khủng khiếp của chiến tranh có lẽ không câu từ nào tả hết, nhưng những người lính có mặt lại hiểu hơn ai hết.
Nếu không có mặt nạ của Ladd và Wood, khó lòng nhận ra những người lính này
Nếu không có bà, rất nhiều thương binh sau Thế chiến I sẽ chìm vào đau khổ tuyệt vọng do cơ thể biến dạng vì bom đạn.
Năm 1932, để vinh danh những cống hiến của Ladd, Chính phủ Pháp phong cho bà là một trong những Hiệp sĩ của Quân đoàn Danh dự.
Theo B.P