Tin mới

Báo nào ít “Đắng lòng…” nhất?

Thứ năm, 26/06/2014, 09:30 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Dùng các từ cảm tính để đặt tile đang trở thành “hiện tượng” của nhiều trang báo mạng với cấu trúc phổ biến như: Sốc, Kinh hoàng, Phẫn nộ, Hoảng hồn, Đắng lòng… Tuy nhiên, vẫn có một số báo không "Đắng lòng..." như: Nhân Dân, Công an nhân dân.

(Tinmoi.vn) Dùng các từ cảm tính để đặt tile đang trở thành “hiện tượng” của nhiều trang báo mạng với cấu trúc phổ biến như: Sốc, Kinh hoàng, Phẫn nộ, Hoảng hồn, Đắng lòng… Tuy nhiên, vẫn có một số báo không "Đắng lòng" như: Nhân Dân, Công an Nhân dân. 

Không chỉ là câu cửa miệng, xuất hiện tràn lan trên status Facebook của giới trẻ, cụm từ “đắng lòng” còn trở thành mô típ đặt title của nhiều trang báo mạng thời gian gần đây. Tuy nhiên, tần suất “hiện diện” của cụm này trên các báo khá chênh lệch nhau. 

Khảo sát thủ công bằng cách gõ cụm từ “đắng lòng” vào ô tìm kiếm của 20 trang báo mạng quen thuộc với độc giả: Nhân dân; Tuổi trẻ, Thanh niên, An ninh Thủ đô, Công an nhân dân, Vietnamnet, Vnexpress, Zing, Người đưa tin, Giáo dục Việt Nam, Kiến Thức, Dân trí, Dân Việt, Báo Đất Việt, Công lý, Lao động, Người lao động, Khám phá, Pháp luật Việt Nam, Gia đình và xã hội cho kết quả khá chênh lệch nhau. 

Báo nào ít “Đắng lòng…” nhất?

Ảnh chụp một trang báo mạng "Đắng lòng...."

Cụ thể, báo Nhân dân 0 kết quả; Công an Nhân dân 0 kết quả; báo Tuổi trẻ có 5 bài sử dụng cấu trúc title “Đắng lòng…”; báo Thanh niên 7 bài; báo Vietnamnet hơn 50 bài; báo Vnexpress 11 bài; báo Kiến thức 28 bài; Zing khoảng 18 bài; Dân Việt khoảng 22 bài; Dân Trí hơn 40 bài; báo Đất Việt 22 bài; báo Lao động 23 bài, báo Người lao động 5 bài; báo Công lý 16 bài; báo An ninh thủ đô 23 bài; Công an nhân dân 0 bài; báo Pháp luật Việt Nam 7 bài; báo Khám Phá 25 bài; báo Pháp luật Việt Nam 7 bài; báo Gia đình và xã hội 65 bài.

Kết quả trên cho thấy top có tỷ lệ cụm từ “đắng lòng” thấp nhất (dưới 10 kết quả) là: Nhân Dân, Công an nhân dân, Tuổi Trẻ, Thanh niên, Pháp luật Việt Nam. Top giữa (trên 10 kết quả) gồm: VnEpress, Kiến Thức; Zing, Công Lý, An ninh Thủ đô, Dân Việt, Lao Động, Khám Phá, Báo Đất Việt. Top nhiều title “Đắng lòng…” nhất (40 bài trở lên) gồm: Gia Đình và Xã hội, Vietnamnet, Dân Trí. 

Việc một số trang báo mạng dùng nhiều các cụm từ cảm tính làm mô típ đặt title để câu view tạo sự nhàm chán, sáo rỗng. Cách giật title này chỉ đánh lừa được những độc giả dễ tính và cũng chỉ đánh lừa “khẩu vị” của độc giả được một vài lần. 

Nguyễn Văn Tuấn (Thanh Xuân, Hà Nội)

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

>> Khi nữ sinh buông thả bên bàn nhậu

>> Thảm họa BLV bóng đá hay văn hóa ném đá quá tay?

>> Nhiều khán giả muốn "đập tivi" vì bình luận World Cup của BLV Tạ Biên Cương

>> Nữ sinh báo chí và chuyện dấn thân, cạm bẫy, bị gạ tình

>> Chàng trai Hà Nội bị bạn gái hắt hủi vì bán iPhone mua “điện thoại Tàu”

>> Cô gái mặc hở hang, lộ phần nhạy cảm vô tư lượn khắp phố Hà Nội

>> Cười đau bụng với 50 câu bình luận bất hủ của Tạ Biên Cương - P.2

>> Thiếu nữ khỏa thân, lấy cánh sen che ngực trần chụp ảnh

>>> Xem LỊCH THI ĐẤU tất cả 64 trận World Cup 2014

>> Rùng mình với bức ảnh có thể khiến cả thế giới “căm ghét” World Cup 2014

>> Choáng với cảnh hai thiếu nữ khỏa thân tắm mưa, đuổi bắt nhau trên cầu

>> Những góc khuất của các nữ DJ có thân hình "bốc lửa"

>> Cười nghiêng ngả với 50 câu bình luận bất hủ của Tạ Biên Cương


Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news