Tin mới

Báo Trung Quốc: Nếu mua vũ khí này Việt Nam có thể "xé tan" tàu sân bay tại Biển Đông

Thứ hai, 06/08/2018, 13:39 (GMT+7)

Theo Sputnik, Phó thủ tướng Nga cho biết nước này đã sẵn sàng bán tàu hộ vệ tên lửa 22800 trang bị tên lửa hành trình Kalibr cho các nước Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Theo Sputnik, Phó thủ tướng Nga cho biết nước này đã sẵn sàng bán tàu hộ vệ tên lửa 22800 trang bị tên lửa hành trình Kalibr cho các nước Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Nga sẵn sàng bán tàu và tên lửa hiện đại cho Việt Nam

Theo truyền thông Trung Quốc, nếu mua tàu hộ vệ tên lửa 22800, "lực lượng tác chiến liên hợp không, ngầm và nhanh của Quân đội Việt Nam" sẽ càng được hoàn thiện, và sẽ nhanh có khả năng tấn công tàu sân bay cỡ lớn và cơ sở hạ tầng quân sự ven bờ ở biển Đông.

Tàu tên lửa 22800 dài 60m, rộng 10m, lượng giãn nước tiêu chuẩn tải 650 tấn, đầy tải 800 tấn. Tuy nhỏ, nhưng hoả lực chống hạm và đối đất của nó có thể sánh với tàu hộ vệ và tàu khu trục cỡ lớn.

Boong phía trước tàu trang bị một pháo hạm 100mm, có khả năng sát thương rất mạnh đối với công sự trên đảo và điểm hoả lực ven biển, có thể yểm trợ lực lượng hải quân đánh bộ tác chiến đổ bộ, đóng vai trò pháo đài trên biển.

Việt Nam rất chú trọng mô thức phóng thẳng đứng 3S14 với 8 ống phóng trang bị trên tàu 22800, nó có thể phóng tên lửa chống hạm Club, cũng như có thể phóng tên lửa hành trình tấn công đối đất Kalibr.

Ngoài ra, tàu 22800 còn trang bị 4 radar mảng pha cố định AFAR và 3 radar tìm và theo dõi mục tiêu, khả năng tìm mục tiêu trên không và trên biển rất mạnh.

Do khả năng đóng tàu của Việt Nam chưa tốt, ngân sách còn hạn chế, không đủ tiền để mua nhiều chiến hạm Aegis, nên khách hàng nước ngoài đầu tiên của tàu tên lửa 22800 rất có thể là Việt Nam.

Báo Trung Quốc: Nếu mua vũ khí này Việt Nam có thể xé tan tàu sân bay tại Biển Đông - Ảnh 1.

Một tàu hộ vệ tên lửa 22800 của Hải quân Nga vừa được hạ thủy.

Việt Nam đang hình thành khả năng tác chiến liên hợp

Theo truyền thông Trung Quốc, việc kết hợp chiến đấu cơ, tàu tên lửa và tàu ngầm tạo ra "lực lượng tác chiến liên hợp không, ngầm và nhanh" có thể là một chiến lược hiệu quả trên biển Đông. Hiện nay lực lượng tác chiến trên không và dưới nước của quân đội Việt Nam đã bắt đầu hình thành.

Không quân Việt Nam trang bị ít nhất 36 chiến đấu cơ Su-30MK2 và 12 máy bay Su-27SK/UBK.

Khả năng chiếm ưu thế trên không của không quân Việt Nam trên vùng trời biển Đông không thể đánh giá thấp, có thể hỗ trợ hoạt động của tàu mặt nước.

Sau khi tiếp nhận 6 tàu ngầm Kilo, phạm vi tác chiến của hải quân Việt Nam đã từ mặt nước mở rộng đến dưới nước, từ mặt phẳng mở rộng ra không gian 3 chiều, thêm một mô hình tác chiến ngăn chặn, độc lập và có sức răn đe hơn.

Báo Trung Quốc: Nếu mua vũ khí này Việt Nam có thể xé tan tàu sân bay tại Biển Đông - Ảnh 2.

Tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam.

Có thể nói, lực lượng trên không và dưới nước của quân đội Việt Nam là một trong những đội quân tốt nhất Đông Nam Á.

So với sự phát triển và hiện đại của lực lượng trên không và dưới nước, lực lượng tàu mặt nước của hải quân Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế chưa được lấp đầy. Việt Nam mua 4 tàu hộ vệ hạng nhẹ type Gepard, 10 tên lửa type Molniya đóng theo công nghệp cấp phép.

Tuy nhiên tàu type Gepard và Molniya đều thiếu radar hiện đại, làm cho tầm bắn và khả năng thâm nhập của tên lửa chống hạm Kh-35 Uran_E khá hạn chế.

Nếu mua số lượng nhất định tàu tên lửa 22800, sử dụng kết hợp với tàu type Gepard và Molniya, có thể hiệu quả hơn trong việc tìm mục tiêu trên không và trên biển, còn có thể thực hiện tấn công bão hoà kết hợp nhanh chậm bằng tên lửa chống hạm tốc độ cận âm và tên lửa chống hạm siêu thanh.

Tên lửa hành trình Kalibr trên tàu 22800, còn có thể tấn công mục tiêu trên đảo và cơ sở hạ tầng quân sự ven biển trong phạm vi 1500km, đây sẽ là vũ khí mà quân đội Việt Nam rất cần.

Dưới sự yểm trợ của chiến đấu cơ Su-30MK2 và Su-27SK/UBK, biên đội tàu tên lửa 22800 triển khai kết hợp với tàu ngầm Kilo, thậm chí có thể tạo ra mối đe doạ lớn đối với biên đội tàu sân bay.

Dựa vào địa hình bờ biển và các đảo trên biển Đông, Việt Nam có thể tạo ra hệ thống phòng thủ biển tương đối hoàn chỉnh, lấy ưu thế địa lý để phát huy sức chiến đấu của đội tàu tải trọng nhỏ.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news