Mới đây, tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh, các bác sĩ cho biết đã tiếp nhận một trường hợp bé gái 3 tuổi bị đột quỵ khiến những người biết phải bàng hoàng. Đó là con gái của chị N.T.T quê An Giang.
Bé gái 3 tuổi ở An Giang bị đột quỵ (ảnh Tuổi Trẻ)
Chị T. cho biết khi con đang chơi ở nhà thì bất ngờ con loạng choạng, lơ mơ rồi dần liệt nửa người, không còn biết gì nữa. Sau đó, gia đình đã lập tức đưa bé vào bệnh viện để chữa trị.
>> Xem thêm: Bà chăm cháu ngấn nào ra ngấn nấy nhưng đi khám bác sĩ bảo bé phải cắt bỏ đôi chân
Bé gái được bác sĩ xác định nhập viện trong tình trạng đau đầu, lơ mơ, liệt nửa người. Sau đó, để chắc chắn các bác sĩ đã tiến hành chụp MRI cho bé và phát hiện bé bị đột quỵ nhồi máu não do huyết khối. Đây là kết quả không thể ngờ khi bé còn quá nhỏ. May mắn nhờ sự cứu chữa kịp thời nên trình trạng của bé đã tiến tiển tốt.
Đây không phải là bệnh thường gặp ở trẻ em, bênh thường bị nhầm với viêm màng não (ảnh internet)
Nhiều người cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra đối với người lớn nhưng thực tế căn bệnh này có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ, nhưng hiếm dễ bị chẩn đoán nhầm sang một bệnh lý khác như viêm màng não ở trẻ. Trong trường hợp không được phát hiện kịp thời, bé có nguy cơ tàn tật cao, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
>> Xem thêm: Chàng trai không tay kiếm 100 triệu/tháng, bổ củi nhoay nhoáy bất chấp người đời miệt thị
Đã có nhiều trường hợp vì phát hiện muộn nên bị lỡ mất thời điểm vàng chữa trị. Với kinh nghiệm nhiều năm điều trị, Phó Giáo sư Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch hội Đột quỵ Thành phố Hồ Chí Minh cho hay ông từng chữa cho các bệnh nhi 9-10 tuổi, cá biệt 9 tháng tuổi và bé 3 tuổi này cũng là một trường hợp rất hy hữu.
Các bác sĩ tham gia hội chẩn cho bệnh nhi đột quỵ (ảnh BVCC)
Theo một nguồn tin từ Hiệp hội Đột quỵ Mỹ cho hay đột quỵ ở trẻ em có triệu chứng tương tự như người lớn. Khi đó, bệnh nhi có thể bị động kinh, rối loạn thị lực, méo mặt thậm chí là rối loạn vận động dẫn đến liệt người. 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đột quỵ ở trẻ em là bị bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý hẹp mạch não bẩm sinh và bóc tách động mạch.
>> Xem thêm: Bé 10 tuổi mẹ say nhuyễn cho ăn không lớn, đi khám bác sĩ bảo bị hỏng lá lách, dạ dày
Nhiều người vẫn thường nhầm đột quỵ với co giật, viêm màng não, liệt tay chân. Mặc dù hướng điều trị bệnh phức tạp hơn người lớn nhưng nếu được phát hiện kịp thời thì trẻ nhỏ sẽ có khả năng hồi phục cao hơn và các biến cố gặp phải cũng thấp hơn.