Tin mới

Bí ẩn chưa thể giải mã về 18 chữ cái trên thanh kiếm Trung cổ 800 năm tuổi

Thứ năm, 31/05/2018, 17:12 (GMT+7)

Thanh kiếm 800 tuổi thời Trung cổ khiến các nhà nghiên cứu ở Anh tranh cãi vì dòng chữ bí ẩn thoạt nhìn đơn giản nhưng rất khó giải mã.

Thanh kiếm 800 tuổi thời Trung cổ khiến các nhà nghiên cứu ở Anh tranh cãi vì dòng chữ bí ẩn thoạt nhìn đơn giản nhưng rất khó giải mã.

Theo đó, thanh kiếm hai lưỡi chế tạo vào khoảng thế kỷ 13 ở Đức và được tìm thấy tại sông Witham, gần thành phố Lincoln (Anh) vào năm 1825.

Hiện nay, cổ kiếm này thuộc về Bảo tàng Anh, nhưng cũng từng được trưng bày tại Thư viện quốc gia trong cuộc triển lãm về thời kỳ Đại Hiến chương Magna Carta vào năm 2015.

Bí ẩn chưa thể giải mã về 18 chữ cái trên thanh kiếm Trung cổ 800 năm tuổi - Ảnh 1.

Thanh kiếm thời Trung cổ có dòng chữ kỳ bí. Ảnh: The British Museum

Thoạt đầu, thanh bảo kiếm khoảng 800 năm tuổi trông khá bình thường. Theo Bảo tàng Anh chia sẻ, thanh kiếm nặng 1,2 kg, dài chừng 97 cm, trong đó phần cán rộng 17 cm.

Các chuyên gia nhận định nếu thanh kiếm này được một tay kiếm kỹ thuật sử dụng thì nó có sức sát thương rất lớn khi giao đấu.

Lưỡi kiếm trông hơi bất thường vì có hai rãnh, chạy song song dọc theo chiều dài mỗi cạnh. Đây là một thanh kiếm làm bằng thép, được chế tạo ở Đức, nhưng lại có nguồn gốc xuất xứ từ nước Anh.

Trước đó, Bảo tàng Anh cũng bác bỏ giả thuyết thanh kiếm này có xuất xứ từ người Viking.

Đại diện bảo tàng chia sẻ, dựa trên đặc điểm đường rãnh kiếm, núm hình tròn trên chuôi kiếm và hình dạng chữ khắc, người ta cho rằng thanh kiếm có nguồn gốc thuộc về người Viking, nhưng thực tế những đặc điểm trên giống với đặc trưng của các thanh kiếm thời Trung cổ ở châu Âu hơn.

Các chuyên gia cho rằng bảo kiếm thời Trung cổ là một phần được sử dụng trong nghi lễ của các hiệp sĩ. Ngoài ra, phần chuôi kiếm hình chữ thập cho thấy những nghĩa vụ Thiên chúa mà một người hiệp sĩ phải hoàn thành để bảo vệ nhà thờ.

Chủ sở hữu của thanh kiếm có thể thuộc về một chiến binh giàu có hoặc hiệp sĩ từng tham gia chiến đấu trong các cuộc Thập tự chinh thời Trung cổ.

Bí ẩn chưa thể giải mã về 18 chữ cái trên thanh kiếm Trung cổ 800 năm tuổi - Ảnh 2.

Dòng chữ bí ẩn trông khá đơn giản nhưng rất khó hiểu. Ảnh: Trustees of the British Museum

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý và thách thức các nhà nghiên cứu tìm kiếm lời giải mã, chính là dòng chữ kỳ lạ màu vàng được khắc trên lưỡi kiếm: +NDXOXCHWDRGHDXORVI+.

Giải mã 18 chữ bí ẩn trên thanh kiếm Trung cổ 800 năm tuổi

18 chữ bí ẩn được khắc trên thanh kiếm khiến các nhà nghiên cứu, chuyên gia về mật mã và ngôn ngữ học vẫn chưa thể giải mã dù thoạt nhìn trông chúng khá đơn giản.

Bí ẩn chưa thể giải mã về 18 chữ cái trên thanh kiếm Trung cổ 800 năm tuổi - Ảnh 3.

18 chữ bí ẩn màu vàng được khắc trên lưỡi kiếm. Ảnh: Internet

Hơn nữa, mặc dù các nhà sử học khá chắc chắn về việc những thanh kiếm được khắc chữ rất phổ biến trong thời Trung cổ và chúng là một phiên bản ngắn của tiếng Latin, nhưng họ vẫn không chắc về thông điệp nhắn gửi từ các hàng chữ bí ẩn.

Theo Marc van Hasselt, nhà khảo cổ học tại ĐH Utrecht (Hà Lan) phỏng đoán, dòng chữ khắc trên thanh kiếm được viết bằng tiếng Latin và hai chữ đầu "ND" có thể là là một kiểu viết tắt của từ "Nostrum Dominus" (tạm dịch là "Chúa của chúng tôi").

Bí ẩn chưa thể giải mã về 18 chữ cái trên thanh kiếm Trung cổ 800 năm tuổi - Ảnh 4.

Những người lính thời Trung cổ cầm thanh kiếm có hình dạng khá giống thanh kiếm có dòng chữ bí ẩn chưa được giải mã. Ảnh: The British Museum

Trong khi đó, 3 chữ tiếp theo "XOX" nhằm ám chỉ Chúa ba ngôi, hai dấu "+" ở đầu và cuối dòng chữ cũng có thể là biểu tượng cây thánh giá.

Những suy đoán về ý nghĩa thực sự của dòng chữ khắc trên thanh kiếm Trung cổ này đã kéo dài trong hơn một thế kỷ và vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng.

Trên thực tế, vào năm 2015, Thư viện quốc gia ở Anh cũng từng kêu gọi những ý kiến từ công chúng để giúp giải mã bí ẩn về dòng chữ đặc biệt trên thanh kiếm. Đây có lẽ vẫn còn là một bí ẩn chưa thể giải mã.

Tham khảo nguồn: Livescience, News.artnet, Ancientorigins

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news