Tin mới

Bí ẩn lăng mộ Thành Cát Tư Hãn: "Bài toán thế kỷ 21" thách thức khoa học gần 800 năm

Thứ năm, 03/05/2018, 08:16 (GMT+7)

Sau gần 800 năm kể từ ngày mất của Thành Cát Tư Hãn, vị trí nơi chôn cất của ông vẫn là một trong những bài toán khảo cổ lớn nhất thế kỷ 21.

Sau gần 800 năm kể từ ngày mất của Thành Cát Tư Hãn, vị trí nơi chôn cất của ông vẫn là một trong những bài toán khảo cổ lớn nhất thế kỷ 21.

Đối với giới khoa học, hiểu được quá khứ là cách để con người khám phá tương lai. Tuy nhiên, có rất nhiều bí ẩn cổ đại không thể giải thích trong một sớm một chiều vì những lý do như mất bằng chứng, dữ liệu và bị thời gian tàn phá...

B.S liệt kê "Những bí ẩn khảo cổ lớn nhất thế kỷ 21" khiến giới khoa học chưa thể giải mã tính cho đến nay:

1. LĂNG MỘ THÀNH CÁT TƯ HÃN
Bí ẩn lăng mộ Thành Cát Tư Hãn: Bài toán thế kỷ 21 thách thức khoa học gần 800 năm - Ảnh 2.
 

Gần 800 năm sau ngày mất của nhà quân sự lỗi lạc trong lịch sử thế giới (sinh năm 1162 - mất năm 1228), vị trí nơi chôn cất của ông vẫn còn là một trong những bí ẩn khảo cổ lớn nhất trong thế kỷ 21.

Nhà khảo cổ học không chuyên người Mỹ Maury Kravitz đã dành 40 năm trước khi mất để tìm kiếm lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn.

Truyền thuyết kể lại rằng, vào ngày chôn cất Thành Cát Tư Hãn, những người hộ tống đã giết bất cứ ai xuất hiện trên lộ trình đưa thủ lĩnh đến nơi an nghỉ cuối cùng nhằm đảm bảo bí mật địa điểm chôn cất đến tận cùng.

Sau khi lăng mộ được hoàn thành, tất cả các nô lệ tham gia xây dựng cũng đều bị sát hại, thậm chí quân lính cai quản cũng bị giết. Một vài người cuối cùng biết vị trí lăng mộ của ông cũng đem bí mật ấy xuống suối vàng.


2. BẢN THẢO SIBIU
Bí ẩn lăng mộ Thành Cát Tư Hãn: Bài toán thế kỷ 21 thách thức khoa học gần 800 năm - Ảnh 4.
 

Bản thảo Sibiu được xem là tài liệu khoa học đầu tiên mô tả chi tiết về tên lửa. Nhà khoa học thời Trung cổ Conrad Haas (1509–1576) đã giải thích thành công một tên lửa đa tầng vào năm 1555. Giới sử gia nhận định, ông có thể là tác giả của bức bản thảo Sibiu bí ẩn.

Conrad Haas cũng mô tả tàu vũ trụ hiện đại và viết về nhiên liệu tên lửa. Tính xác thực của bản thảo làm dấy lên nhiều nghi ngờ về tính xác thực của nó, đó là lý do các chuyên gia vẫn tiếp tục nghiên cứu nó đến tận ngày nay.

3. XÁC ƯỚP Ở SAN BERNARDO, COLUMBIA
Bí ẩn lăng mộ Thành Cát Tư Hãn: Bài toán thế kỷ 21 thách thức khoa học gần 800 năm - Ảnh 6.
 

Tại thành phố San Bernardo (Columbia) đang ẩn chứa một bí ẩn khảo cổ khiến giới khoa học nhọc công giải mã, điều này tạo nên sức hút rất lớn cho du khách quốc tế: Bí ẩn về xác ướp được bảo quản hoàn hảo.

Chuyện là, vào năm 1957, nghĩa trang của thành phố bị lụt nặng, chính quyền buộc phải di chuyển những cỗ quan tài đến nơi khác.

Trong quá trình thu dọn, người ta phát hiện một vài xác ướp tự nhiên không bị phân rã mà khô quắt lại, còn nguyên hình dáng (tóc, răng, móng tay/chân và quần áo).

Bí ẩn tại sao những xác ướp này được nguyên vẹn đến tận ngày nay trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất thế kỷ 21 khi nhà khoa học chưa thể mang đến lời giải thích thỏa đáng.


4. QUAN TÀI CỦA ALEXANDER ĐẠI ĐẾ
Bí ẩn lăng mộ Thành Cát Tư Hãn: Bài toán thế kỷ 21 thách thức khoa học gần 800 năm - Ảnh 8.
 

Theo một tài liệu ghi chép, thi thể của Alexander Đại đế được đặt trong một quan tài bằng vàng và đưa đến Memphis, khu vực Hạ Ai Cập. Sau đó, quan tài được di chuyển đến thành phố cảng Alexandria (Ai Cập) và mất tích không dấu vết tại đó.

Trong nỗ lực tìm kiếm thi thể của Alexander Đại đế người ta phát hiện một quan tài, bên trong có một chiến binh đội mũ chuyên dành cho thủ lĩnh và nghĩ rằng đó là Alexander Đại đế. Tuy nhiên, quan tài đó là của Vua Sidon (Li-băng).

Gần đây nhất, vào năm 2014, một bộ xương đã được tìm thấy ở miền Trung Macedonia. Các nhà khoa học nghĩ rằng nó có thể là bộ xương của Alexander Đại đế. Tuy nhiên, bí ẩn vẫn hoàn bí ẩn dưới sự kiểm tra kỹ lưỡng của nhà khoa học và xét nghiệm ADN.


5. BÍ ẨN THÀNH PHỐ Ở SA MẠC KALAHARI, NAM PHI
Bí ẩn lăng mộ Thành Cát Tư Hãn: Bài toán thế kỷ 21 thách thức khoa học gần 800 năm - Ảnh 10.
 
 

Năm 1885, nhà phát minh nổi tiếng cuối thế kỷ 19 người Canada William Leonard Hunt (1838-1929) đã có một phát hiện chấn động về một thành phố bí ẩn mà ông tìm thấy trên sa mạc Kalahari (Nam Phi).

Hành trình băng qua sa mạc Kalahari rộng 900.000 km vuông đã ghi dấu William Leonard Hunt trở thành người da trắng đầu tiên trên thế giới vượt Kalahari thành công và sống sót trở về.

Về sau, William Leonard Hunt còn gửi bản báo cáo chi tiết về phát hiện của mình lên Hội Địa lý Hoàng gia Anh Quốc và xuất bản một cuốn sách mô tả chi tiết những phát hiện của mình. Ông cho biết, thành phố được xây dựng dưới dạng vòng cung và có nhiều công trình ngầm dưới cát sa mạc.

Vào năm 2016, sau một chuyến thám hiểm đến Kalahari, các nhà khoa học cuối cùng đã tìm thấy những tảng đá được mô tả trong báo cáo của William Leonard Hunt. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa rõ liệu những bức tường này là thật hay giả.


6. ĐẦU TƯỢNG KHỔNG LỒ Ở LA VENTA, MEXICO
Bí ẩn lăng mộ Thành Cát Tư Hãn: Bài toán thế kỷ 21 thách thức khoa học gần 800 năm - Ảnh 13.
 

Tổng 17 đầu tượng khổng lồ đã được các nhà khoa học tìm thấy tại khu vực La Venta, Mexico. 17 đầu tượng đưa ra hàng loạt các câu hỏi mà giới nghiên cứu chưa thể giải mã:

Con người thời đó làm sao có thể di chuyển bức tượng lớn và nặng như thế? Họ đã sử dụng công cụ nào? vận chuyển vật liệu như thế nào? Và tại sao phải tạc tượng khổng lồ đến vậy? (vì có nhiều bức tượng nhỏ đi kèm với 17 đầu tượng khồng lồ này).


7. LĂNG MỘ CỦA NỮ HOÀNG ĐỎ, MEXICO
Bí ẩn lăng mộ Thành Cát Tư Hãn: Bài toán thế kỷ 21 thách thức khoa học gần 800 năm - Ảnh 15.
 

Năm 1994, nhà khảo cổ người Mexico Fanny Lopez Jimenez tìm thấy một phòng chôn cất ở Palenque (thành phố Maya). Tại đây, nhà khảo cổ phát hiện ra một quan tài chứa một phần thi thể một người phụ nữ được bao phủ bởi bột màu đỏ, và chứa nhiều ngọc trai bên trong.

Sau khi nghiên cứu hình dáng của thi thể bên trong quan tài, các nhà khoa học cho biết đó là Nữ hoàng Đỏ - Red Queen, bà mất năm 60 tuổi.

Điều bí ẩn thú vị là cách chôn cất Nữ hoàng Đỏ giống cách chôn cất những vị thủ lĩnh tối cao (là nam giới) thời bấy giờ (có bột đỏ và chứa kho báu bên trọng). Đến nay, nhà khoa học cũng chưa giải thích được điều này.

Bài viết sử dụng nguồn: Brightside

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news