Không phải nghiễm nhiên mà các mỹ nhân Trung Hoa nổi tiếng lịch sử như Tây Thi, Dương Quý phi, Triệu Phi Yến hay Hạ Cơ được các vị đế vương sủng ái suốt cả mấy thập niên...
Được Hoàng đế mê đắm dù đã đến tuổi tứ tuần
Nhắc tới biểu tượng sắc đẹp của phụ nữ đời Đường không ai là không biết tên Dương Quý Phi - một trong tứ đại mỹ nhân lịch sử Trung Quốc.
Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn, sinh ra ở Vĩnh Lạc, Châu Bồ, nay thuộc huyện Vĩnh Tế, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc).
Ngay từ tuổi trăng tròn, Ngọc Hoàn đã nổi tiếng khắp xa gần bởi vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành và tài đàn ca múa hát.
Từ khi trở thành Quý phi, Ngọc Hoàn nhanh chóng chiếm được lòng yêu mến của quân vương.
"Trẫm được Dương Quý Phi như được viên ngọc quý vậy", Đường Minh Hoàng từng nói với quần thần như vậy.
Tạo hình Dương Quý phi trong phim.
Một số sử gia sau này cho rằng, lý do khiến Đường Minh Hoàng sủng ái Dương Quý Phi có lẽ không chỉ bởi nhan sắc.
Dương Quý Phi muốn giữ sự sủng ái của vua Huyền Tôn nên luôn luôn chú trọng trau chuốt về ba mặt: sức khỏe, sắc đẹp và tính kỷ (kĩ thuật chăn gối nam nữ).
Tương truyền rằng khi "cung cấm" có dấu hiệu của tuổi tác Dương Quý Phi đã dùng cách làm thu nhỏ âm đạo bằng cách rất riêng của người Trung Hoa xưa.
Vì thế nên mười năm trôi qua, âm đạo của bà vẫn như những cô gái còn son, chưa hề có dấu hiệu "lỏng lẻo", khiến nhà vua luôn sủng ái bà hết mực.
Dương Quý Phi đã dùng rất nhiều loại thuốc chiết xuất từ thiên nhiên như: tinh dầu hoa nhài, dầu cây trinh nữ, tinh dầu huân y thảo, dầu đương quy và xà sàng tử.
Đặc biệt bà rất thích ăn trái vải vì thứ trái cây này có dược tính làm cho thể lực kiện khang.
Vì thế, bà đã luôn giữ được khí sắc tuyệt vời và có tài chiều vị vua đáng kính của mình, không bao giờ mất đi sự sủng ái.
Việc thích ăn một trái gì đó để tăng cường thể lực ở nhiều nơi cũng có.
Ví như, bên Ai Cập xưa, các Nữ hoàng muốn da thịt mình bóng loáng, đẹp đẽ đã cho ngâm trân châu vào rượu để uống.
Đồ uống này đã có tác dụng rất lớn đối với làn da và vẻ đẹp của người phụ nữ xưa.
Thuật "hoàn tân" của người đàn bà qua tay bao đàn ông mà vẫn như "trinh nữ"
Hạ Cơ vốn là con gái nước Trịnh sống vào thời Xuân Thu Trung Quốc vốn được nhắc đến hầu hết trong các cuốn sách về bí quyết phòng the nổi tiếng thời xưa.
Theo giai thoại và một số ghi chép không chính thống thì ai đã từng ân ái với Hạ Cơ đều không thể dứt tình vì nàng có thuật "hoàn tân".
Chuyện "trở lại thành trinh nữ" của Hạ Cơ có thể được tô vẽ nhiều qua các giai thoại, nhưng ít nhất thì sự thực vẫn là, nàng cho những người đàn ông ân ái với mình cảm giác như đang "quan hệ" với gái tân.
Theo các chuyên gia y học ngày nay, có thể Hạ Cơ có cơ quan sinh dục cấu tạo rất đặc biệt, màng trinh mỏng và có độ đàn hồi lớn, vòng âm đạo có khả năng co thắt theo ý muốn và hưng phấn nên tạo cho người tình cảm giác "chặt chẽ, khát khao".
Ngoài ra, để được các vương tôn, khanh tướng lao vào như thiêu thân ngay cả khi ở tuổi trung niên, Hạ Cơ có kỹ thuật phòng the vô cùng điêu luyện, khiến trang nam tử nào đã được "nếm" thì không dứt ra được.
Cũng theo một số ghi chép xưa thì người đương thời kháo nhau rằng Hạ Cơ còn có thuật "hấp tinh đại pháp", hút hết khí lực của đàn ông để "bồi bổ" cho mình.
Vì thế bao nhiêu đàn ông được nàng "ban ân huệ" phải trả giá cho khoái lạc cực điểm của mình bằng cái chết.
Nạn nhân đầu tiên chính là công tử Man, anh trai và cũng là tình nhân thời niên thiếu của nàng, bị ốm dặt dẹo rồi chết sau ba năm thông dâm với em gái.
Thấy con gái làm loạn cung cấm, vua nước Trịnh sợ quá không dám kén rể gần, phải vội vàng gả nàng sang nước Trần, làm vợ Hạ Ngư Thúc.
Người chồng này cũng ốm yếu dần dần rồi chết khi con trai vừa tròn 12 tuổi.
Hai tình nhân khác suýt bị con trai của nàng giết là Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ chạy thoát khi sống lưu vong ở nước ngoài cũng sinh bệnh mà chết do thường gặp ác mộng liên quan đến những ân oán xuất phát từ cuộc tình trụy lạc với Hạ Cơ.
Ảnh minh họa.
Người chồng thứ hai của Hạ Cơ là Tương Lão, mới cưới chưa đầy năm đã phải đi đánh trận, rồi bị bắn chết.
Trong thời gian chồng đi vắng, không nén nổi lửa dục, Hạ Cơ tằng tịu với con trai của chồng là Hắc Sái, làm anh chàng này mê mẩn đến mức biết tin Tương Lão chết cũng không dứt nổi mà đi tìm xác cha. Sau này, Hắc Sái cũng bị chết.
Tuy nhiên, rất nhiều khả năng đây là những câu chuyện mà người xưa đồn đoán do Hạ Cơ đã gây họa nhiều nơi vì sắc đẹp của nàng.
Sở dĩ Hạ Cơ có được sự say đắm với bao người như vậy kể cả khi đã có chồng chính bởi thuật hoàn tân, quan hệ xong lại như mới.
Lý giải cho điều này, trong cuốn Thế giới kỳ bí của NXB Thanh Hóa, bài viết của bác sĩ Hồ Đắc Duy cho rằng: Hạ Cơ được sự co thắt theo ý muốn như trường hợp một vài người có thể điều khiển vành tai, cho nên lúc nào giao hợp, dương vật cũng được âm đạo ôm sát và co bóp liên tục.
Cảm giác đó làm cho người đàn ông tưởng "như mới".
BS. Phạm Thị Vui, Nguyên bác sĩ sản khoa Bệnh viện 19.8 lại cho rằng: "Có thể Hạ Cơ có cấu tạo về thân thể và kỹ nghệ "yêu" mà phần lớn phụ nữ khác không có".
Trúng nam nhân kế rồi biến mình trở thành vũ khí tiêu diệt kẻ địch
Tây Thi, còn gọi là Tây Tử, là một đại mỹ nhân trứ danh thời kì Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền, Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là Trầm ngư.
Theo BS Quế Hương (nguyên cán bộ phòng Tổng hợp BV Việt – Đức) chia sẻ, từ xa xưa các mỹ nhân giữ chồng ngoài vẻ đẹp chim sa cá lặn, đều có bí kíp riêng.
Nàng Tây Thi đã quyến rũ Ngô Vương Phù Sai bằng bí kíp luyện tập yoni (âm đạo). Nhờ vậy từ con gái một người kiếm củi nàng đã khiến Ngô Vương Phù Sai mê mẩn tới mất nước.
Theo Tây Thi truyện, thời điểm vào cung nước Việt, Tây Thi chỉ khoảng 14 tuổi, và cô đã lọt vào mắt xanh của quan đại phu Phạm Lãi.
Phạm Lãi chính là người đề ra mưu mỹ nhân kế để phá hoại nước Ngô và ông có nhiệm vụ đào tạo Tây Thi trở thành một gián điệp thân cận Phù Sai.
Phạm Lãi phải thường xuyên gặp gỡ riêng Tây Thi để đảm bảo yếu tố bí mật và dạy dỗ cho người đẹp Trầm ngư cách để tiếp cận, chiếm lấy sự tin yêu của Phù Sai một khi đã vào cung Ngô.
Ảnh minh họa.
Có giai thoại kể rằng trong các bài học dành riêng cho Tây Thi trong gần một năm được luyện ở cung có cả nghệ thuật phòng the nhằm phục vụ cho việc làm Phù Sai mê mẩn.
Những bài tập như vậy do các cung nữ giàu kinh nghiệm và cả những người có nghề trong thanh lâu được mời vào trong cung luyện.
Tương truyền rằng một nữ cao thủ ở thanh lâu còn dạy cho Tây Thi những bí thuật phòng the của Hạ Cơ từng làm khuynh đảo vua tôi nước Tần hơn 100 năm trước.
Không hiểu Tây Thi đã học được của nữ cao thủ này những gì nhưng về sau nàng độc chiếm chốn hậu cung của Phù Sai.
Phương pháp quyến rũ Ngô Vương Phù Sai của Tây Thi là ngồi thẳng, hít vào nhưng xẹp bụng, chú ý giữ bụng xẹp khi hít vào (bình thường hít vào bụng phình ra), nhíu hậu môn và giữ càng giữ lâu càng tốt.
Như thế luyện cho các cơ khép của âm vật, phần phụ co bóp đàn hồi tốt, khi hành sự sẽ dẻo dai hơn vì máu đưa đến nhiều.
Động tác này tập khi làm việc hoặc giải lao tranh thủ 5 – 10 phút, tập càng nhiều càng tốt. Tập nhiều lần sẽ thấy bụng có sự thay đổi.
Bí thuật phòng trung độc đáo này giúp Tây Thi luôn quyến rũ trên giường.
Tiếp xúc với những bài tập như vậy, Tây Thi không thể giữ được vẻ ngây thơ của cô gái dệt vải như khi mới vào cung.
Tâm hồn nàng bắt đầu xáo động và có những giấc ngủ không yên vì ham muốn một vòng tay ấm áp hay một bờ vai mạnh mẽ.
Không ngạc nhiên khi Tây Thi nảy sinh cảm tình với Phạm Lãi vì khoảng thời gian đó, chỉ duy nhất Phạm Lãi là nam nhân được tiếp xúc với các mỹ nữ trong đội cống Ngô.
Phạm Lãi khi đó tuổi gần 30 mà lại nổi tiếng là người nho nhã, thông minh bậc nhất nước Việt.
Tiếp xúc với một cô gái như Tây Thi đã làm Phạm Lãi nảy sinh tình cảm. Tuy nhiên, cả hai người đều hiểu sứ mệnh lịch sử nên họ dù hiểu tình cảm của nhau nhưng không thể làm điều gì quá giới hạn.
Thậm chí, nếu không vì tình yêu đặc biệt dành cho quan đại phu nước Việt thì chưa chắc Tây Thi đã chấp thuận sang Ngô như vật cống với sứ mệnh muôn vàn khó khăn, nguy hiểm cận kề.
Chính vì vậy, hậu thế cho rằng Tây Thi liều chết thi hành mỹ nhân kế vì nước Việt cũng do dính nam nhân kế của Phạm Lãi.
Vì quá say đắm Phạm Lãi nên Tây Thi không ngại dầu sôi lửa bỏng nhảy vào nơi hang cọp, miệng hùm.
Từ thân phận con hát, tiến cung khi không còn trong trắng nhưng lại trở thành mẫu nghi thiên hạ nhờ kĩ thuật giường chiếu
Trong lịch sử, Triệu Phi Yến cùng em gái là Triệu Hợp Đức nổi tiếng vì đã làm khuynh đảo hậu cung của Hán Thành Đế, hai chị em bà được các sử gia ví là Hồng nhan họa thủy.
Sử sách đối với nàng ghi lại rất ít, song dã sử ghi lại rất nhiều, do vậy nàng trở thành một trong những mỹ nhân phổ biến trong dân gian thần thoại từ rất sớm.
Ảnh minh họa.
Theo sách "Hậu Hán thư", khi được triệu vào cung để hầu hạ Hoàng đế, mỹ nhân họ Triệu đã không còn trinh nguyên.
Nhưng trong đêm động phòng, Triệu Phi Yến lập tức hớp hồn hoàng đế bởi thân thể ngọc ngà, kỹ năng phòng the điêu luyện và dấu vết trinh nữ đọng trên khăn trải giường.
Để qua mặt đấng quân vương, Triệu Phi Yến đã sử dụng đến "súc âm công" mà trước đó đã âm thầm luyện cùng với những "ngón nghề" có được đã mang đến cho hoàng đế cảm giác nồng nàn, "khít khao" như đang ân ái cùng trinh nữ.
Chính vì thế mà Phi Yến tuy xuất thân là con hát nhưng Hán Thành đế vẫn bất chấp sự phản đối của quần thần để đưa nàng lên ngôi hoàng hậu.
Sau đó, Hợp Đức (em gái Triệu Phi Yến) nhan sắc tuyệt mỹ cũng luyện được "súc âm công" rồi đưa vào cung để cùng với chị phục vụ hoàng đế và hưởng vinh hoa phú quý.
Thời đó, Thánh đế có muôn vàn cung nữ xinh đẹp nhưng thấy quá nhàm chán với hàng trăm đóa hoa chỉ biết thoát y, thụ động phó mặc cho ngài hưởng thụ. Những người này, so với hai chị em họ Triệu thì một trời một vực.
Tuy nhiên, sức người có hạn trong khi dục vọng vô biên, vị Hoàng đế này phải cầu viện các loại thuốc tráng dương.
Những loại thuốc này giúp ông gom sức tàn để triền miên đốt trong các cuộc hành lạc. Ở tuổi tráng niên mà Hán Thành đế đã xác xơ, kiệt quệ.
Dù đã thân tàn ma dại, Hán Thành đế vẫn muốn tận hưởng sắc đẹp và dục lạc.
Sự quá tải này đã khiến vị hoàng đế tham dâm vô độ này đột tử ngay trong cuộc mây mưa với Triệu Hợp Đức khi mới qua tuổi 45.
Cái chết đến bất ngờ là do nhà vua đã uống loại thuốc trợ dương có tên là "thận tức cao".
Loại biệt dược phòng the này lẽ ra mỗi lần chỉ được dùng một viên nhưng hôm đó Hán thành đế nổi hứng uống một lúc đến 7 viên nên mới mất mạng.