Tin mới

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giải trình về đổi mới kỳ thi quốc gia 2015

Thứ ba, 23/09/2014, 16:10 (GMT+7)

Sáng nay 23.9, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận có buổi giải trình về kỳ thi quốc gia trước Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội. Đây là buổi giải trình theo yêu cầu của các đại biểu Quốc hội và cử tri, từ đó thống nhất những nội dung, cách làm cụ thể về kì thi quốc gia đang được dư luận rất quan tâm.

 

 

Sáng nay 23.9, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận có buổi giải trình về kỳ thi quốc gia trước Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội. Đây là buổi giải trình theo yêu cầu của các đại biểu Quốc hội và cử tri, từ đó thống nhất những nội dung, cách làm cụ thể về kỳ thi quốc gia đang được dư luận rất quan tâm.

Các đại biểu quốc hội (ĐBQH) tham dự phiên họp đã nêu hàng loạt những băn khoăn, vướng mắc của bản thân và của các cử tri về kỳ thi THPT quốc gia năm 2015.

Trước các câu hỏi của nhiều đại biểu tại phiên giải trình như việc tiến hành Kỳ thi quốc gia với hai mục đích (xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng), ngoài những lợi ích và ưu thế đó thì Bộ GD&ĐT có lường trước được những khó khăn, bất cập của phương án thi mới này, những điểm khó khăn và hướng khắc phục là gì?

Dư luận băn khoăn đề thi đánh giá với 4 mức độ đảm bảo độ phân hóa học sinh, vậy công tác chuẩn bị để có được ngân hàng đề thi theo hướng này như thế nào? Bộ Giáo dục cần làm gì để học sinh, giáo viên đỡ hoang mang?

Ông Phạm Vũ Luận –Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết về công tác đảm bảo tính chặt chẽ của Kỳ thi quốc gia, hướng tổ chức kỳ thi ở tất cả các chỗ đều đảm bảo công bằng; Bộ giao các trường đại học tổ chức cụm thi, còn việc giám sát, thanh tra, kiểm tra Bộ sẽ làm, chưa loại trừ các trường đại học, cao đẳng tham gia vào thi để đảm bảo kỳ thi được tin cậy.

Đại biểu Nguyễn Kim Thúy đặt câu hỏi: “Tại sao đổi mới bất ngờ như vậy? Bộ trưởng có đặt mình vào vị trí học sinh không? Kỳ thi năm 2015 có phải phương án cuối không? Nếu không phải phương án cuối, đề nghị Bộ trưởng công bố lộ trình đổi mới những năm tiếp theo?”

Trước vấn đề trên, Bộ trưởng Giáo dục cho biết: “Chúng tôi không làm gì bất ngờ, mà làm theo lộ trình công bố rộng rãi”. “Các thầy cô giáo đón nhận đổi mới bình thường, thuận lợi. Minh chứng là sự thay đổi ở các kỳ thi năm 2014. Kỳ thi năm 2015 còn nhiều thời gian để chuẩn bị”.

“Còn đây có phải đổi mới cuối cùng không? Thì không được lẫn việc dạy, học, thi cử khi đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 29. Khi đó sẽ có phương án mới hẳn 100%. Nhưng vẫn còn các cháu đang học chương trình cũ, nhưng không thể chờ đến 12 năm sau mới bắt đầu thay đổi toàn bộ. Hiện nay là cải tạo cái cũ theo cái mới, đang bàn phương án thi giai đoạn quá độ, khi không thể chấp nhận cái cũ nữa nhưng chưa đủ điều kiện thực hiện cái mới.

Phương án thi đổi mới đang xây dựng. Sau năm 2015, tới 2016, 2017 sẽ rõ hơn nữa. Những thay đổi sẽ theo đúng hướng, không phải nay rẽ phải mai rẽ trái rồi quay về chỗ cũ.

Chúng tôi tổ chức kỳ thi quốc gia chứ không phải gộp hai kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh làm một. Năm trước Bộ đã khuyến khích nhưng đa số tuyệt đối các trường công lập không làm phương án riêng. Chỉ có những trường NCL khó khăn tuyển sinh mới có phương án riêng. Chúng tôi đã có điều tra, không thể buông trách nhiệm được khi các trường không sẵn sàng”.

Hàng loạt những băn khoăn, vướng mắc về kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 đã được đưa ra trong phiên họp

Trước băn khoăn của nhiều đại biểu về việc thi ngoại ngữ sẽ tiến hành miễn thi cho một số đối tượng có chứng chỉ ngoại ngữ, điều này có lường trước được vấn đề bùng phát các trung tâm ngoại ngữ để thí sinh mua?

Bộ trưởng Luận cho biết, sẽ miễn thi cho một số đối tượng như học sinh đạt giải Olympic, có chứng chỉ quốc tế có độ tin cậy cao, vấn đề này sẽ có công bố cụ thể và sẽ rất hạn chế đối tượng. Khẳng định lại, ông Luận cho biết vấn đề này sẽ không buông lỏng để tràn lan chứng chỉ của trung tâm này, trung tâm kia.

Cụm thi địa phương là vấn đề khiến nhiều đại biểu cảm thấy vướng mắc nhất. Một loạt các câu hỏi đã được đưa ra như: “Tiêu chí nào để xác định cụm?”, “Việc tổ chức tại một số địa phương không có cụm thi do các trường ĐH chủ trì, giao cho địa phương sẽ dẫn đến hệ lụy: Khó đảm bảo thống nhất về mặt bằng chất lượng. Vậy Bộ GD-ĐT làm thế nào để thi 2 nơi mặt bằng như nhau?”, “Tại sao Bộ lấy quyền vào đại học của các cháu thi ở cụm?”, “Tại sao chia 2 loại cụm thi?”...

Với những câu hỏi này, ông Luận cho biết “Ở các tỉnh miền núi phía Bắc một huyện có khi to bằng một tỉnh dưới xuôi, nếu bắt các cháu không có nhu cầu thi đại học phải di chuyển về cụm thi đại học khi không có nhu cầu học đại học thì quá xa xôi”.

Cơ hội vào đại học đối với các thí sinh chỉ thi ở cụm địa phương không đóng lại vì nhiều trường đại học xét tuyển kết quả ở phổ thông thôi. Cũng có thể có trường nào đấy có phương án tuyển sinh riêng tuyên bố sử dụng kết quả thi ở cụm địa phương Bộ không ngăn cấm. Chỉ có điều dư luận tỏ ra tin cậy kết quả thi cụm đại học hơn nên Bộ tổ chức.

Không đặt giả thiết chất lượng giữa các cụm thi chỗ này nghiêm chỗ kia không nghiêm thì chúng tôi vẫn phải lo đảm bảo mặt bằng giống nhau.

Độ tin cậy của kỳ thi đại học nhiều hơn là do cách thi, quản lý, cách chấm chứ không phải do kết quả thi. Chúng tôi xác định hướng là phải tổ chức thi ở tất cả các cụm địa phương với sự thanh tra của các Sở, Bộ phối hợp, chưa loại trừ cả việc yêu cầu các trường tham gia. Cố gắng để có kết quả tin cậy.

 Theo Lê Vy (Tổng hợp)/ Người đưa tin

Video bạn có thể quan tâm: Hà Nội: Côn đồ xông vào phòng cấp cứu đánh bác sĩ gãy xương quai hàm

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Điểm sàn xét tuyển của tất cả các trường ĐH trên cả nước

Điểm sàn đại học 20015 sau khi được Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đại học, nhiều trường đã đưa ra mức điểm sàn để thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào trường.