Lợi ích của quả vải
Như khoa học đã chứng minh, quả vải là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin B2 (riboflavin), kali và đồng dồi dào. Mười quả vải tươi sẽ có khoảng 69 mg vitamin C, tương đương với một quả cam trung bình.
Vải cũng có chất chống oxy hóa, chống ung thư, chống viêm, chống vi khuẩn, bảo vệ gan, tăng cường miễn dịch. Vải đặc biệt giàu polyphenol (chất chống oxy hóa từ thực vật) có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng về tim, ung thư và các bệnh khác.
Cách ăn vải để không bị nóng
Mặc dù nhiều dưỡng chất và tác dụng như vậy nhưng người ta vẫn phải kiêng dè khi ăn vải do sợ nóng trong, nổi mụn. Vì vậy, muốn ăn vải mà không sợ nóng, hãy bỏ túi ngay một số bí kíp sau:
- Với trẻ nhỏ chỉ nên ăn 5-6 quả vải (khoảng 100gr) mỗi ngày do cơ quan tiêu hóa của bé còn yếu. Ngoài ra, các bé không nên ăn vải xanh, ăn khi đói bởi trong vải xanh có chứa hàm lượng cao một dẫn xuất axit amin tự nhiên gọi là hypoglycin. Chất này ức chế khả năng sản xuất glucose của cơ thể, gây ra hạ đường huyết, ảnh hưởng đến những trẻ có lượng đường trong máu đã quá thấp vì đói.
- Hàm lượng đường trong quả vải khá cao nên những ai bị thừa cân, tiểu đường thì không nên ăn nhiều hoặc không ăn vải.
- Muốn không bị nóng hãy ăn cả lớp màng trắng của quả vải bởi đây là thứ giúp hạn chế nóng trong. Lớp màng này có vị đắng chát nhẹ nhưng khi ăn cùng thịt vải sẽ rất ngon.
- Trước khi ăn vải hãy uống một chút nước muối pha loãng hoặc trà thảo mộc, ăn cơm trước khi ăn để hạn chế việc sinh hỏa trong cơ thể. Nước muối sẽ giúp cơ thể tích trữ đủ lượng nước bên trong cơ thể nên bạn sẽ không lo bị nóng nữa.
- Không ăn quá 10 quả vải mỗi lần. Thực tế ăn món gì nhiều quá cũng không tốt. Các chuyên gia cho biết quả vải rất bổ dưỡng nên một khi bạn ăn với lượng vừa phải sẽ còn giúp sáng, đẹp da.
Trên đây là những bí quyết để ăn vải mà không sợ nổi mụn. Một số người cho rằng mùa vải không kéo dài nên việc tận hưởng loại trái cây ngọt lịm này mà lên một vài chiếc mụn cũng không sao. Vậy bạn đã sẵn sàng tận hưởng mùa vài chưa?