Theo quan niệm dân gian, Thần tài là vị thần phù trợ cho tài lộc thường được các gia đình thờ cúng để cầu xin một năm làm ăn phát đạt.
Việc lễ tạ Thần Tài, trước tiên là cảm tạ bậc thần linh đã giúp cho văn phòng, cửa hàng nơi mình kinh doanh được buôn may bán đắt suốt năm qua. Sau là nhắc nhở khi làm bất cứ việc gì cũng luôn có Thổ Địa, Thần Tài tại nơi kinh doanh hai vai chứng giám, do đó, gia chủ buôn bán với cái tâm chứ không ăn gian làm dối. Đó cũng là tôn chỉ để kinh doanh luôn thành công, thờ cúng luôn linh ứng.
Bởi vậy, khi cúng lễ tạ Thần Tài cuối năm cũng phải xuất phát từ sự thành tâm giống như các nghi lễ khác.
Thời gian làm lễ tạ Thần Tài thường diễn ra từ 23 tới 30 tháng Chạp đều được.
Chuẩn bị mâm lễ:
- Hoa cúc vàng ( 9 bông); Hoa hồng vàng; Bộ tam sên (có ý nghĩa sinh sôi tài lộc) bao gồm: thịt luộc, trứng luộc, tôm luộc; Mâm ngũ quả.
- Rượu, bia, nước ngọt, thuốc lá, trầu cau, nước lọc, bánh kẹo
- Tiền vàng hoặc cây tiền vàng (không bắt buộc); Tranh ngựa (tượng trưng mã đáo thành công) (không bắt buộc)
- Đĩa tỏi; Rượu trắng, củ gừng, khăn lau mới.
Sau khi chuẩn bị các lễ vật trên, gia chủ cần chuẩn bị quần áo trang nghiêm, không mặc quần áo ngắn. Đồng thời, trước khi làm lễ cần dọn dẹp cửa hàng sạch sẽ, chuẩn bị sẵn ang nước rải hoa hồng và nước ấm pha rượu trắng ngâm gừng để bao sái ban thờ Thần Tài luôn cuối năm.
Gia chủ sử dụng khăn sạch nhúng vào chậu nước gừng để lau xung quanh bàn thờ cho sạch sẽ.
Vệ sinh hũ gạo muối. Gia chủ hạ hũ gạo muối, lấy hết muối gạo trong đó ra cho vào một túi hoặc bình nhỏ, sau đó tiến hành lau chùi hũ gạo muối rồi đổ gạo muối mới vào (tượng trưng cho tài lộc thêm mới)
Vệ sinh tượng. Dùng khăn sạch thấm nước hoa hồng sau đó nhẹ nhàng lau xung quanh tượng Thần Tài, Thổ Địa, thiềm thừ, tỳ hưu (nếu có). Lưu ý: tránh xê dịch khi lau chùi.
Sau đó, gia chủ sắp đồ lễ đã chuẩn bị lên ban thờ để làm lễ.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.