Nếu bạn bị chó cắt, điều quan trọng là phải băng bó vết thương ngay lập tức để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu vết thương nhẹ, bạn có thể tự sơ cứu tại nhà nhưng nếu nặng thì cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Tìm hiểu về lịch sử tiêm phòng của con chó
- Điều đầu tiên bạn cần làm khi bị chó cắn là tránh xa nó để không bị cắn lần nữa.
- Xác định xem con chó đã được tiêm phòng dại hay chưa.
- Bạn có thể bị chính con chó của mình cắn, vì vậy hãy cập nhật các lần tiêm phòng cho con vật của bạn. Ngay cả những chú chó hiền lành, thân thiện đôi khi vẫn cắn người.
Tiến hành sơ cứu
- Nếu bạn không bị rách da, hãy rửa vùng bị chắn bằng nước ấm và xà phòng. Bạn có thể thoa kem kháng khuẩn lên vùng này để phòng ngừa.
- Nếu bạn bị rách da, hãy dùng xà phòng và nước ấm để rửa. Ấn nhẹ lên vết thương để máu chảy ra một ít, giúp loại bỏ vi trùng.
- Nếu vết cắn đã chảy máu, hãy dùng gạch sạch băng lại vết thương và nhẹ nhàng ấn lên để ngăn mất máu. Tiếp theo dùng kem kháng khuẩn thoa lên, băng kín vết thương bằng băng vô trùng.
- Tất cả những vết thương do chó cắn, kể cả vết thương nhỏ cũng cần được theo dõi cho đến khi lành hẳn.
Hãy kiểm tra vết cắn thường xuyên để xem nó có các dấu hiệu như: tấy đỏ, sưng lên, nóng, nhạy cảm khi chạm vào hay không. Nếu vết thương trở nặng và bạn cảm thấy đau, sốt thì hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn bị chó cắn và rơi vào những trường hợp sau thì hãy đến gặp bác sĩ:
- Không rõ con chó được tiêm phòng dại hay chưa, con chó có hoạt động thất thường hoặc đang bị ốm.
- Vết thương chảy máu không ngừng.
- Vết thương gây đau dữ dội.
- Chó cắn để lộ cả xương, gân hoặc cơ.
- Vết cắn khiến bạn mất chức năng, chẳng hạn như không uốn được tay.
- Vết thương đỏ, sưng hoặc viêm.
- Vết thương mưng mủ, chảy dịch.
Ngoài ra, bạn cũng cần đến gặp bác sĩ nếu:
- Không nhớ lần cuối bạn tiêm phòng uốn ván là khi nào.
- Cảm thấy người yếu, mất phương hướng hoặc ngất xỉu.
- Bị sốt
(Theo Healthline)