Tin mới

Cách tính tiền lương khi tinh giản biên chế NLĐ cần biết 

Thứ hai, 08/08/2022, 18:40 (GMT+7)

Nhiều người không khỏi thắc mắc về chính sách tiền lương sau khi tinh giản biên chế được tính như thế nào, Bộ Nội vụ mới đây đã ban hành công văn hướng dẫn cụ thể. 

Cụ thể, căn cứ vào Nghị định số 108 của Chính phủ về Chính sách tinh giản biên chế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108.

Mặc dù vậy, các nội dung này tại Nghị định số 108 đã được sửa đổi và bổ sung tại Nghị định số 113 và 143 của Chính phủ do đó từ năm 2022, các nội dung hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01 sẽ được thay đổi. 

Theo đó, liên quan đến vấn đề quản lý và sử dụng biên chế đã thực hiện tinh giản, thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 113 của Chính phủ. 

Một số lưu ý trong cách tính tiền lương khi tinh giản biên chế mà NLĐ cần biết. Ảnh: Internet
Một số lưu ý trong cách tính tiền lương khi tinh giản biên chế mà NLĐ cần biết. Ảnh: Internet

Về đối tượng tinh giản biên chế do sức khỏe không đảm bảo, thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 143 của Chính phủ. Về tiền lương tháng để tính chế độ tinh giản biên chế sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 108.

Đối với cách tính tiền lương tháng để tính chế độ tinh giảm biên chế được thực hiện như sau: 

- Đối với đối tượng tinh giản biên chế được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 6 Điều 2 Nghị định số 108: Tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh; phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu lương được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội.

- Đối với đối tượng tinh giản biên chế quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 2 Nghị định số 108, trước ngày 1/5/2013, hệ số mức lương được tính theo bảng lương của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, bảng lương của Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc kế toán trưởng ban hành kèm theo Nghị định số 205 của Chính phủ quy định hệ số thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong công ty nhà nước.

- Từ ngày 1/5/2013 trở đi, hệ số mức lương được tính theo quy định tại bảng hệ số mức lương của công chức quản lý chuyên trách ban hành kèm theo Nghị định số 51 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương; thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, TGĐ hoặc GĐ, Phó TGĐ hoặc Phó GĐ, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.  

   >> XEM THÊM: Đề xuất TP HCM trả lương 150 triệu đồng để thu hút người tài: Bộ Nội vụ nói gì?

Bộ Nội vụ cho hay thời gian để tính chế độ tinh giản biên chế được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 113; với chính sách nghỉ hưu trước tuổi được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 143 và Văn bản số 4126 của Bộ Nội vụ về việc xác định tuổi hưởng chính sách về hưu trước tuổi.

Liên quan đến chính sách đối với người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp, tổ chức: Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 108. 

Bộ Nội vụ cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương căn cứ văn bản nêu trên để tính hưởng chế độ, chính sách tinh giản biên chế từ ngày 1/1/2022 đối với các đối tượng tinh giản biên chế theo quy định. 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Lương hưu và trợ cấp BHXH có tăng sau khi tăng lương cơ sở?

Sau khi Chính phủ đề xuất với Quốc hội về việc tăng mức lương cơ sở, nếu được thông qua thì mức lương hưu và trợ cấp BHXH có được điều chỉnh tăng theo hay không?