Tin mới

Cận cảnh công trình kiến trúc kiến trúc 'tân cổ giao duyên' khiến CDM khen ngợi hết lời

Thứ hai, 21/06/2021, 10:54 (GMT+7)

Mới đây, hình ảnh một ngôi nhà cổ, ngói đỏ, 3 gian xuất hiện trên tầng thượng một căn biệt thự 5 tầng khiến nhiều người không khỏi trầm trồ. Công trình gây bất ngờ với lối kiến trúc “tân cổ giao duyên”, nửa hiện đại nửa truyền thống xưa nay hiếm gặp.

Theo tìm hiểu, chủ căn nhà là vợ chồng anh Liên Vũ – chủ một xưởng điêu khắc ở phường Liên Mạc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Anh Vũ cho biết, đây là căn nhà cổ đã hơn 100 năm tuổi của ông bà anh để lại. Ngôi nhà cổ rộng khoảng 100 m2, nằm trên mảnh đất hơn 500 m2, là nơi gia đình anh ở suốt nhiều năm.

Bên cạnh khu nhà thờ là dãy nhà sinh hoạt của gia đình với ngôn ngữ thiết kế thô mộc tương đồng. Ảnh: FB
Bên cạnh khu nhà thờ là dãy nhà sinh hoạt của gia đình với ngôn ngữ thiết kế thô mộc tương đồng. Ảnh: FB

Năm 2020, do nhu cầu sử dụng của 6 thành viên tăng lên, vợ chồng anh Vũ quyết định xây một căn biệt thự 5 tầng, mỗi sàn rộng 460 m2 và đưa ngôi nhà cổ lên cao. Ngoài mục đích lưu giữ truyền thống, gia đình 4 đời làm nghệ thuật cũng muốn tạo nên sự khác biệt mà hòa hợp giữa 'tân cổ giao duyên', để "ngôi nhà như một tác phẩm thể hiện tình yêu, sự đoàn kết của gia đình và tôn trọng cội nguồn".

Không gian ngôi nhà gần như tách biệt hẳn với nhịp sống đô thị thường nhật. Ảnh: VNE
Không gian ngôi nhà gần như tách biệt hẳn với nhịp sống đô thị thường nhật. Ảnh: VNE

Chia sẻ về ngôi nhà cổ đậm chất vùng quê đồng bằng Bắc Bộ với 3 gian 2 chái của gia đình mình, chị Quỳnh Liên cho biết: "Ngôi nhà cổ này đã hơn 100 năm, là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm của gia đình từ đời cụ, ông bà, bố mẹ, con, cháu. Vì vậy tâm niệm của vợ chồng tôi là phải giữ gìn giá trị truyền thống đồng thời thay đổi cho phù hợp hơn với thực tế của gia đình".

Cận cảnh công trình kiến trúc kiến trúc 'tân cổ giao duyên' khiến CDM khen ngợi hết lời
Cận cảnh công trình kiến trúc kiến trúc 'tân cổ giao duyên' khiến CDM khen ngợi hết lời

Để di dời ngôi nhà cổ, gia đình anh Vũ đã nhờ đội ngũ thợ gỗ lành nghề đến nghiên cứu và ghi nhớ các chi tiết, cấu kiện thật kỹ. Sau đó, họ tháo dỡ toàn bộ ngói, cột kèo, vách rồi đưa về làng nghề Quốc Oai cho thợ cả soạn, kiểm tra phần gỗ nào hỏng theo thời gian thì tìm gỗ thay thế.

Ngôi nhà cổ trở thành cầu nối gắn kết gia đình chị Liên, là nơi họ hàng, con cháu gặp gỡ mỗi khi nhà có việc hoặc ngày lễ, giỗ, tết. Ảnh: VNE
Ngôi nhà cổ trở thành cầu nối gắn kết gia đình chị Liên, là nơi họ hàng, con cháu gặp gỡ mỗi khi nhà có việc hoặc ngày lễ, giỗ, tết. Ảnh: VNE

Sau khi đã đủ nguyên liệu, ngôi nhà được dựng lên đúng như nguyên mẫu và kiểm tra, bổ sung chi tiết cho hoàn chỉnh. Khi gia chủ đã thực sự ưng ý, căn nhà lại tháo ra rồi đưa về công trình, cẩu lên tầng 4 lắp dựng.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news