Hai cá thể "gấu nước" vừa được tiến hành hồi sinh sau 30 năm qua, sau khi hồi sinh một cá thể còn đẻ được 19 quả trứng và ấp thành công.
[mecloud]nVTyVccEzj[/mecloud]
Theo tin tức New Scientist, loài tardigrade còn được gọi là "gấu nước" thuộc nhóm sinh vật không xương sống.
Kích thước của loài vật này không quá 1mm, có 4 ngấn trên lưng, 8 chân mũm mỉm, móng nhỏ xíu.
Các nhà nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu địa cực quốc gia của Nhật vừa tiến hành hồi sinh 2 cá thể gấu nước bị đông lạnh suốt 30 năm qua, một trong số chúng đã sống sót. Thậm chí nó còn đẻ được 19 quả trứng cà 14 trong số chúng đã ấp nở thành công.
Đại diện của nhóm nghiên cứu tiết lộ, họ đã lấy mẫu rêu chứa cả gấu nước gần trạm nghiên cứu Showa Station ở Nam cực cách đây 30 năm và lưu trữ chúng trong máy đông lạnh của viện nghiên cứu. Cả hai mẫu SB-1 và SB-2 đều bắt đầu động đậy khi chúng được rã đông.
Tuy nhiên, sau 20 ngày, một trong hai cá thể đã chết, cá thể còn lại bắt đầu đẻ trứng sau 23 ngày được "đánh thức".
Các nhà nghiên cứu tin rằng, chúng sinh sản được sau 30 năm đông lạnh là do khả năng giữ các tổn hại đối với tế bào và gen của nó ở mức tối thiểu trong các điều kiện đóng băng.
Dã Quỳ (theo New Scientist)