Rắn cạp nong Ấn Độ được xếp vào top các loài rắn cực độc ở Ấn Độ và một trong nhưng loài rắn nguy hiểm nhất châu Á. Trung bình có khoảng 3.000 người bị loài rắn này "hạ độc" mỗi năm.
Xem thêm: Theo chân phóng viên BBC đến Ấn Độ xem người dân bản địa bắt rắn hổ mang bành loại cực độc.
[mecloud]DxkRRn4Upj[/mecloud]
Rắn cạp nong Ấn Độ còn có tên gọi khác như Common Krait hay Bungarus Caeruleus, là một loài rắn trong họ rắn hổ. Chúng được xếp vào một trong 6 loài rắn cực độc ở Ấn Độ và một trong những loài rắn nguy hiểm nhất ở châu Á.
Chúng thường được tìm thấy trong những cánh rừng rậm rạp ở vùng tiểu lục địa Ấn. Rắn cạp nong Ấn Độ cũng là loài thường xuyên gây ra những vụ chết người nghiêm trọng nhất, trung bình có khoảng 3.000 người bị loài rắn này "hạ độc" mỗi năm.
Chúng thường sống ở rừng cây bụi thấp, và các khu dân cư. Thường cư trú tại đống gạch, lỗ chuột, thậm chí bên trong nhà, gần các chỗ có chứa nước. Chúng thường kiếm ăn vào ban đêm.
Rắn độc cạp nong Common Indian Krait có chất độc mạnh hơn so với một con rắn hổ mang bình thường 15 lần. Chất độc thần kinh mạnh của nó không chỉ gây độc, mà còn khiến bạn khó thở.
Xem thêm:Cận cảnh những đảo rắn độc nổi tiếng, "thủ phủ" của rắn hổ khổng lồ
[mecloud]U0LTK5frAy[/mecloud]
Dã Quỳ (tổng hợp)