Tin mới

Cần những giấy tờ gì khi làm thẻ căn cước công dân gắn chip?

Thứ ba, 30/03/2021, 09:55 (GMT+7)

Nhiều người đang băn khoăn không biết rằng sẽ phải đem theo các giấy tờ gì khi làm thẻ căn cước công dân gắn chíp, trường hợp nào cần làm lại CCCD gắn chip và không làm thì có bị phạt hay không.

Thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử và những thông tin cần biết

Ngày 3/9/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1386/QĐ-TTg nhằm phê duyệt chủ đầu tư dự án xuất, cấp và quản lý căn cước công dân nhằm tạo cơ sở cho Bộ Công an thực hiện việc cấp thẻ CCCD điện tử.

Thẻ CCCD có gắn chip điện tử hay gọi là thẻ căn cước điện tử (e-ID) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, đóng vai trò nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. 

Việt Nam đang tiến hành cấp thẻ căn cước công dân gắn chip cho người dân. Ảnh: Internet
Việt Nam đang tiến hành cấp thẻ căn cước công dân gắn chip cho người dân. Ảnh: Internet

Nó có giá trị chứng minh về căn cước công dân và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt các giấy tờ khác nhau. 

Thẻ CCCD gắn chip điện tử về cơ bản giống như thẻ CCCD mã vạch, nhưng trên thẻ không có trạng thái thể hiện mã vạch mà thay thế bằng chip điện tử dung lượng lớn. 

Thẻ CCCD gắn chip sẽ lưu trữ những đặc điểm nhận dạng bằng hình ảnh, vân tay và sinh trắc học.

Hiện nay đây là xu thế mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng do tính ưu việt, tạo thuận lợi khi sử dụng cho các công dân. 

Thẻ CCCD gắn chip có nhiều tính năng ưu việt so với các giấy tờ cũ. Ảnh: Internet
Thẻ CCCD gắn chip có nhiều tính năng ưu việt so với các giấy tờ cũ. Ảnh: Internet

So với CCCD sử dụng mã vạch và CMND 09 số và 12 số bằng phôi giấy thì thẻ CCCD gắn chip bằng nhựa cứng đảm bảo độ bền lâu hơn, có độ bảo mật cao hơn, lưu trữ được lượng thông tin lớn và linh hoạt, mở rộng, tích hợp được nhiều thông tin dữ liệu hay dịch vụ trong tương lai. 

Khi thẻ CCCD gắn chip điện tử có tích hợp đầy đủ các thông tin của các Bộ, ban ngành khác như bảo hiểm y tế, bằng lái xe... thì phòng tránh được việc giả mạo giấy tờ, đi giao dịch cũng không cần mang nhiều giấy tờ, thuận lợi cho công dân...

Đối tượng nào phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip?

Từ năm 2016, Bộ Công an đã cấp thẻ CCCD mã vạch và tính đến nay đã có 16 tỉnh thành được trang bị cơ sở hạ tầng để cấp với trên 16 triệu thẻ.

Đối với các tỉnh còn lại, công dân đang sử dụng CMND 09 số và 12 số.

Tuy vậy, việc cấp lại CCCD gắn chip điện tử được khởi động thực hiện đồng bộ trên cả nước thì không phải mọi công dân đều bắt buộc phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip điện tử. 

Quy định cho thấy, công dân Việt Nam đủ từ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú thì được cấp thẻ CCCD.

Đối với những người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì vẫn được làm nhưng cần người đại diện hợp pháp. 

Thẻ CCCD gắn chip tiến tới đồng bộ hóa các giấy tờ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Ảnh: Internet
Thẻ CCCD gắn chip tiến tới đồng bộ hóa các giấy tờ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Ảnh: Internet

Hiện những người chưa có CMND, CCCD hoặc công dân có CMND hoặc CCCD mã vạch đã hết hạn, hư hỏng, mất hoặc có thay đổi, điều chỉnh thông tin thì mới phải đổi sang CCCD gắn chip điện tử.

Đối với các trường hợp  CMND, CCCD mã vạch vẫn còn giá trị sử dụng và không thay đổi thông tin thì vẫn có thể tiếp tục sử dụng bình thường cho đến khi hết hạn theo Luật CCCD. 

Đồng nghĩa với việc trong thời gian tới sẽ có 4 loại giấy tờ chứng minh căn cước công dân cùng tồn tại song song là: CMND 09 số, CMND 12 số, CCCD mã vạch và CCCD gắn chip điện tử.

Thẻ CCCD gắn chip đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Ảnh: Internet
Thẻ CCCD gắn chip đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Ảnh: Internet

Thời hạn sử dụng CMND là 15 năm kể từ ngày cấp. Đối với thẻ CCCD (mã vạch và gắn chip), phải đổi khi đủ 25 tuổi, 60 tuổi và trên 60 tuổi công dân không phải đổi.

Việc đổi sang CCCD gắn chip điện tử không ảnh hưởng đến các giấy tờ khác của công dân. 

Đối với công dân đã có CCCD mã vạch khi đổi sang CCCD gắn chip điện tử sẽ vẫn giữ nguyên số định danh CCCD cũ. 

Đối với trường hợp công dân đổi từ CMND 09 số và 12 số sang CCCD gắn chip điện tử thì sẽ được cấp số căn cước mới cũng là số định danh cá nhân của công dân. Khi đó, cơ quan Công an nơi cấp thẻ CCCD gắn chip điện tử cho công dân sẽ đồng thời cấp giấy xác nhận về việc thay đổi số CMND để công dân thuận tiện trong việc giao dịch các giấy tờ khác có liên quan đến số CMND cũ.

Cần những giấy tờ gì khi làm thẻ CCCD gắn chip?

Đối với công dân khi đi làm CCCD gắn chip cần mang theo sổ hộ khẩu gia đình bản chính, CCCD mã vạch hoặc CMND 12 số đáng ử dụng đến cơ quan Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý CCCD của Bộ công an để được hướng dẫn làm thủ tục cấp CCCD theo quy định.

Để được cấp CCCD hợp lệ thì người dân phải bổ sung đầy đủ các trường thông tin bắt buộc trong sổ hộ khẩu đặc biệt về ngày tháng, năm sinh, nguyên quán, dân tộc, quốc tịch...

Người dân cần nắm rõ được thông tind dể tránh bỡ ngỡ. Ảnh: Internet
Người dân cần nắm rõ được thông tind dể tránh bỡ ngỡ. Ảnh: Internet

Căn cứ Điều 12 Thông tư số 07/2016/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân như sau:

1. Người đổi từ CMND sang căn cước công dân gắn chip cần mang:

- CMND đã được cấp, sổ hộ khẩu

-Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp căn cước công dân gắn chip có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu ...

2. Người đổi từ CCCD mã vạch sang gắn chip

Do khi cấp CCCD mã vạch thì thông tin của công dân đã được lưu trên cơ sở dữ liệu quốc gia nên khi đổi sang CCCD gắn chip, người dân chỉ cần mang: 

- CCCD mã vạch đã được cấp- Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp căn cước công dân gắn chip có thay đổi so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

    **Bài viết tham khảo trong Thư viện luật Việt Nam.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news