Ngày 7/12 vừa qua, Công an TP Hà Nội cho biết đơn vị sẽ triển khai cấp thẻ căn cước công dân găn chip heo từng tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp, trường học... cho khoảng 2,2 triệu người bắt đầu từ ngày 1/1/2021.
Bộ Công an đặt mục tiêu cấp 50 triệu CCCD gắn chip cho người dân trên toàn quôc.
Nhiều người coi đây là một cơ hội để "làm lại khuôn mặt" trên giấy tờ định dạng quan trọng và phổ thông bậc nhất tại Việt Nam. Lý do là bởi cách đây nhiều năm khi làm CMND, công nghệ còn kém và những người thợ chụp ảnh "không có tâm" đã khiến bức ảnh CMND của họ trông không thể nhận ra. Cũng có không ít người không giấu diếm ý định trang điểm, tút tát lại khuôn mặt sao cho đẹp nhất có thể.
Nhiều ý kiến băn khoăn khi chụp ảnh làm thẻ, người dân có được nhuộm tóc, trang điểm đậm hay mặc trang phục theo sở thích hay không?
Điểm d, khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định rõ như sau:
- Đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính;
- Trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không sử dụng trang phục chuyên ngành (quân đội, công an, y bác sĩ…);
- Riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải đảm bảo rõ mặt.
Như vậy, pháp luật hiện hành không yêu cầu việc chụp ảnh CCCD gắn chip phải mặc trang phục gì hay không được nhuộm tóc, trang điểm. Dù vậy, người dân khi làm CCCD gắn chip cần đảm bảo về mặt nhận diện, người dân nên:
- Không nên mặc áo sáng màu, trang điểm quá đậm
Theo Thông tư số 06/2021 của Bộ Công an, thẻ Căn cước công dân gắn chip có hình chữ nhật, 4 góc được cắt tròn. Thẻ có chiều dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm và dày 0,76 mm giống kích thước của mẫu thẻ căn cước mã vạch đang lưu hành.
Ảnh chân dung của công dân được giữ nguyên kích thước 20x30 mm và nằm ở mặt trước của căn cước.