Tin mới

Cảnh báo những cuộc điện thoại giả danh "Bộ công an" lừa hàng tỷ đồng

Thứ sáu, 30/09/2016, 11:50 (GMT+7)

Thời gian qua, một chiêu trò lừa đảo đang hoành hành với mưu mô "giả danh Bộ Công an" để gọi điện lừa người dân số tiền lên tới hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng.

Thời gian qua, một chiêu trò lừa đảo đang hoành hành với chiêu "giả danh Bộ Công an" để gọi điện lừa người dân số tiền lên tới hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng.

Theo thông tin trên báo Việt Nam net, mới đây Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai vừa chuyển hồ sơ vụ việc lừa đảo 500 triệu đồng xảy ra trên địa bàn cho cơ quan CSĐT Công an tỉnh để điều tra, xử lý theo thẩm quyền.

Nhóm tội phạm lừa đảo có cách nói chuyện rất bài bản và dùng nhiều từ ngữ trong nghiệp vụ điều tra để lừa đảo qua điện thoại. - Ảnh minh họa

Theo lời khai báo của Bà Trương Thị Tr. (SN 1949, ngụ xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom), ngày 26/9 bà nhận được điện thoại của người lạ có xưng là cán bộ của Bộ Công an đang điều tra vụ án nhân viên ngân hàng Saccombank cấu kết với các băng nhóm trộm tiền của khách hàng gửi tại ngân hàng này.

Trong nội dung cuộc điện thoại, người xưng cán bộ Công an đề nghị bà Tr chuyển gấp tiền vào một tài khoản có tên Huỳnh Đình Q mở tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng.

Đến chiều tối cùng ngày, bà Tr liên hệ qua số điện thoại của người xưng là cán bộ Công an nhưng không được.

Một nạn nhân tương tự là bà Đỗ Thị Thu H (SN 1978, ngụ P.Vĩnh Thạnh, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) trình báo với Công an TP.Nha Trang rằng bà vừa bị lừa 234 triệu đồng vào ngày 27/9 vừa qua. Cụ thể, bà có nhận được điện thoại của một người phụ nữ xưng là cán bộ Công an. Người này nói rằng, Công an vừa bắt nhóm 3 nghi can là nhân viên ngân hàng, có khai đã mua 2 tài khoản ngân hàng từ bà H và sử dụng cho các giao dịch mua - bán ma túy.

Sau một khoảng thời gian nói chuyện, thanh minh bà H nhận được "lệnh" chuyển tiền đang có vào một tài khoản tại ngân hàng Vietcombank. Nếu không chấp thuận, sẽ bị khởi tố, bắt giam. Vì quá hoảng sợ, bà H đã chuyển 234 triệu đồng theo yêu cầu. Chỉ đến khi không nhận được điện thoại phản hồi của "cán bộ Bộ Công an" theo lời hẹn và gọi lại thì số điện thoại nằm ngoài vùng phủ sóng, bà H mới biết mình bị lừa.

Chiêu trò lừa đảo không mới nhưng vẫn dân vẫn bị “sập bẫy”

Có thể thấy chiêu trò lừa đảo trên không phải là mới xuất hiện trong thời gian gần đây, nhưng vẫn còn nhiều người mất tiền chỉ vì nhẹ dạ cả tin và thiếu kiến thức hiểu biết.

Trước đó, theo thông tin trên báo Tri thức trực tuyến vì tin lời người đàn ông lạ xưng là cán bộ cảnh sát điều tra, bà Lâm Sở Kiều (47 tuổi, ở quận 8) đã chuyển cho anh ta 2,2 tỷ đồng để tránh bị liên lụy đến đường dây tội phạm ma túy.

Cùng phương thức "giả danh công an", báo Pháp Luật TP.HCM đưa tin vì sợ công an bắt nên bà Phạm Thị Hường (58 tuổi, ngụ phường Lộc Phát, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) phải chuyển 500 triệu đồng vào tài khoản cho đối tượng lừa đảo sau khi nhận được cuộc điện thoại từ một người tự xưng là "công an".

Cũng theo thông tin đưa trên báo Tri thức trực tuyến ngày 16/07/2016, một người phụ nữ tên Nỷ tại quận Tân Bình bị sập bẫy lừa đảo qua điện thoại mất gần 2,4 tỷ đồng từ cuộc điện thoại của lạ tự xưng là công an. Người này đe dọa chị Nỷ có tên trong đường dây buôn ma túy và yêu cầu chuyển gần 2,4 tỷ vào tài khoản để kiểm tra.

Qua nhiều vụ lừa đảo với chiêu trò "giả danh công an", Công an TP HCM đã khuyến cáo người dân cảnh giáo với tội phạm gọi điện thoại để hăm dọa, nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tiền.

Công an nhắn tin khuyến cáo người dân cảnh giác với chiêu lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua điện thoại. Ảnh: Tri thức trực tuyến 

Công an TP khẳng định, cơ quan công an, Viện kiểm sát khi điều tra vụ án không làm việc với người dân qua điện thoại. Đồng thời nhấn mạnh người dân tuyệt đối không chuyển tiền vào tài khoản của người lạ. Khi phát hiện có dấu hiệu phạm tội của bọn lừa đảo, người dân hãy gọi đường dây nóng 113 để báo tin.

 Trung Khánh ( tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: giả danh công an