Tin mới

Cây đinh lăng - 'nhân sâm' của người nghèo, vị thuốc bổ cho sức khỏe

Thứ sáu, 09/06/2023, 11:00 (GMT+7)

Cây đinh lăng được ví như nhân sâm của người nghèo và là vị thuốc bổ phòng được nhiều bệnh tật cho con người. 

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias ịrmicosa (L.) Harms (Panax fruticosum L), thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).

Cây đinh lăng đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền như một phương thuốc bổ, giúp làm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Hoạt chất có trong cây đinh lăng

Vỏ rễ và lá đinh lăng chứa saponin, alcoloid, các vitamin B1, B2, B6, vitamin C, 20 acid amin, glycocid, alcaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lượng và 21,10% đường. Trong lá còn có saponin triterpen (1,65%), một genin đã xác định được là acid oleanolic.

Cây đinh lăng - 'nhân sâm' của người nghèo, vị thuốc bổ cho sức khỏe - Ảnh 1
 

Lá đinh lăng, trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện Dược Liệu đã phân lập được 5 hợp chất. Trong rễ đinh lăng cũng tìm thấy 5 hợp chất, nhưng chỉ có 3 hợp chất là trùng hợp với các chất trong lá. Ba chất này có tác dụng kháng khuẩn mạnh và chống một số dạng ung thư.

Tác dụng cây đinh lăng

- Vị thuốc Đinh lăng dùng làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hoá kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, sản hậu huyết xông nhức mỏi. 

- Dùng làm thuốc chữa ho, ho ra máu, thông tiểu tiện, chữa kiết lỵ.

- Thân và cành dùng chữa phong thấp, đau lưng.

- Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú. 

- Rễ của cây đinh lăng được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hoá kém, phụ nữa sau sinh ít sữa. Có nơi còn dùng chữa ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, chống độc.

Cây đinh lăng - 'nhân sâm' của người nghèo, vị thuốc bổ cho sức khỏe - Ảnh 2
 

- Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương (giã đắp). Thân và cành chữa thấp khớp, đau lưng. 

- Điều trị tiểu khó: Rễ cây đinh lăng còn được dùng để điều trị chứng tiểu khó nhờ có tác dụng lợi tiểu. Trong một nghiên cứu trên chuột, tác dụng lợi tiểu của chiết xuất rễ cây đinh lăng tương đương với cùng liều thuốc lợi tiểu furosemid.

Tác dụng phụ của đinh lăng

Cây đinh lăng có chứa thành phần saponin có thể gây một số tác dụng phụ khi dùng liều lượng cao:

- Mệt mỏi

- Chóng mặt

- Hoa mắt

- Tiêu chảy khi dùng liều lượng cao

Do đó, chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ (khoảng 10 - 20g cây đã phơi khô trong một ngày). Lưu ý cần sử dụng cây đinh lăng được trồng từ ba năm trở lên để có được các tác dụng dược lý.

Cây đinh lăng - 'nhân sâm' của người nghèo, vị thuốc bổ cho sức khỏe - Ảnh 3
 

Những người không nên uống lá đinh lăng

Phụ nữ mang thai, những người đang bị bệnh gan hoặc người bệnh đang dùng thuốc điều trị các bệnh lý khác.

Một số trường hợp khác nhạy cảm với các thành phần trong cây định lăng, khi uống rượu đinh lăng thấy có những biểu hiện khó chịu, khác thường bởi trong rễ đinh lăng có thành phần Saponin gần giống với nhân sâm. Loại chất saponin này có khả năng tán huyết, đánh vỡ các hồng cầu, vì vậy chỉ nên uống khi cần thiết để tránh bị say thuốc, buồn nôn, mệt mỏi và tiêu chảy cấp.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news