Tên khoa học lá thì là
Tên gọi khác: Thìa là, Dill (Tên tiếng Anh)
Tên khoa học: Anethum graveolens
Tên dược: Fructus Anethi Graveolens
Họ: Hoa tán (danh pháp khoa học: Apiaceae)
Đặc điểm cây thì là
Thì là là một loại rau gia vị có nguồn gốc ở các nước ven biển Địa Trung Hải. Đây là loài thực vật thân thảo sống hằng năm, chiều cao trung bình từ 60 – 90cm. Thân nhẵn hoặc có khía rãnh chạy dọc, rễ trụ.
Lá, thân, rễ củ và hạt của rau thì là đều được sử dụng để làm thuốc và dùng trong chế biến thực phẩm, trong đó hạt là bộ phận được dùng làm thuốc phổ biến nhất.
Giá trị dinh dưỡng cây thì là
Thì là tươi rất ít calo, nhưng lại là một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất n như vitamin C, mangan và vitamin A.
Một chén khoảng 9 gram thì là tươi cung cấp khoảng
Calo: 4
Vitamin C: 8% giá trị hàng ngày
Mangan: 5% giá trị hàng ngày
Vitamin A: 4% giá trị hàng ngày
Folate: 3% giá trị hàng ngày
Sắt: 3% giá trị hàng ngày.
Tác dụng rau thì là
- Giàu chất chống oxy hóa
- Có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch
- Có thể giúp giảm lượng đường trong máu
- Tốt cho sức khỏe của xương
- Giảm triệu chứng chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt
- Tăng tiết sữa
- Hạt thì là chứa nhiều axit folic có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, đồng thời thành phần này cũng kích thích quá trình chuyển hóa đường và axit amin trong cơ thể.
- Vitamin B và các flavonoid trong rau thìa là có thể cải thiện chứng mất ngủ bằng cách làm dịu hệ thần kinh trung ương và kích thích sản sinh hormone melatonin (hormone tạo ra cảm giác buồn ngủ).
- Với hàm lượng vitamin C dồi dào, cây thìa là có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như ho, ho có đờm, đau họng,…
- Nghiên cứu tại Nga nhận thấy rằng, dầu được chiết xuất từ hạt của cây thì là có thể giảm biểu hiện của hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh.
Bài thuốc chữa bệnh từ rau thìa là
- Bài thuốc chữa chứng đầy trướng, nôn mửa, khó tiêu và nấc: Chuẩn bị: 10g hạt em sắc uống.
- Bài thuốc chữa xơ vữa động mạch, huyết áp cao dẫn đến chứng khó ngủ, đau đầu: 5g hạt giã nhỏ sắc uống chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
- Bài thuốc trị chứng ít sữa ở phụ nữ sau khi sinh: 10g hạt thìa là sắc uống hằng ngày.
- Bài thuốc trị hơi thở có mùi hôi: Một ít hạt thì là nhai trực tiếp sẽ giúp hơi thở có mùi thơm.
- Bài thuốc giảm đau và sưng khớp: Dầu vừng và một ít lá thìa là đem đun dược liệu trong dầu vừng, để nguội, lọc lấy dầu. Khi dùng, sử dụng một ít dầu thoa lên vùng khớp sưng nóng sẽ giúp giảm đau và sưng.