Tin mới

Chi tiết bảng lương cán bộ, công chức năm 2022 theo mức lương cơ sở mới nhất 

Thứ sáu, 05/08/2022, 09:09 (GMT+7)

Cập nhật chi tiết bảng lương cán bộ, công chức năm 2022, bảng lương cán bộ, công chức năm 2022 theo mức lương cơ sở mới nhất. 

Cách tính lương cán bộ, công chức năm 2022 

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 34/2021/QH15 của Quốc hội về việc lùi thời điểm thực hiện cải cách Chính sách tiền lương thì hiện tại mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ công chức năm 2022 vẫn thực hiện theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng/tháng.

Theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cán bộ công chức được tính như sau:

Mức lương = Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng x hệ số lương hiện hưởng.

Chi tiết bảng lương cán bộ, công chức trong năm 2022 mới nhất 

Chi tiết bảng lương cán bộ, công chức năm 2022 theo mức lương cơ sở mới nhất  - Ảnh 1

 

Chi tiết bảng lương cán bộ, công chức năm 2022 theo mức lương cơ sở mới nhất  - Ảnh 2

 

Chi tiết bảng lương cán bộ, công chức năm 2022 theo mức lương cơ sở mới nhất được nhiều người quan tâm.
Chi tiết bảng lương cán bộ, công chức năm 2022 theo mức lương cơ sở mới nhất được nhiều người quan tâm.

Dựa theo quy định trên cũng như hệ số lương của cán bộ công chức được quy định tại bảng 2 ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2013/NĐ-CP bảng lương cán bộ công chức năm 2022 được cập nhật như sau:

Cán bộ, công chức được được nâng lương theo quy định khi nào?

Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì về chế độ nâng lương cán bộ công chức được thực hiện như sau:

- Các cơ quan nhà nước có sử dụng các chức danh cán bộ, công chức theo ngành chuyên môn có tên ngạch thuộc đối tượng áp dụng bảng 3 thì xếp lương đối với cán bộ, công chức đó theo ngạch tương ứng quy định tại bảng 3. Việc trả lương thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước mà cán bộ, công chức đó đang làm việc.

- Trường hợp khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.

- Hệ số lương của các ngạch công chức loại C (gồm C1, C2 và C3) đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.

- Cán bộ, công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn, thì căn cứ vào thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch (không quy định theo hệ số lương hiện hưởng) để được xem xét cử đi thi nâng ngạch như sau:

+ Đối với cán bộ, công chức loại B và loại C: Không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch.

   >>XEM THÊM: Chi tiết bảng lương mầm non mới nhất 2022 sau khi tăng lương tối thiểu

+ Đối với cán bộ, công chức loại A0 và loại A1: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 9 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).

+ Đối với cán bộ, công chức loại A2: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 6 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Lương hưu và trợ cấp BHXH có tăng sau khi tăng lương cơ sở?

Sau khi Chính phủ đề xuất với Quốc hội về việc tăng mức lương cơ sở, nếu được thông qua thì mức lương hưu và trợ cấp BHXH có được điều chỉnh tăng theo hay không?