Tin mới

Chiều cao thật của Tần Thủy Hoàng là bao nhiêu mà khiến lịch sử mất công kiểm chứng

Thứ ba, 24/10/2023, 13:59 (GMT+7)

Chiều cao thật của Tần Thủy Hoàng vẫn luôn là đề tài bất tận được hậu thế quan tâm và tò mò.

Tần Thủy Hoàng là Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc. Tần Thủy Hoàng là người lãnh đạo đội quân "hổ lang chi sư" (ý chỉ: Một sư đoàn dũng mãnh như hổ, giảo hoạt như hồ, kỷ luật nghiêm minh như lang) chinh phục sáu nước, trở thành Hoàng đế năm 38 tuổi.

Khi nhắc đến Tần Thủy Hoàng, người ta thường hay tò mò về chân dung của vị vua này đặc biệt là câu chuyện chiều cao. Đa số ghi chép lịch sử về chiều cao của Tần Thủy Hoàng đều dựa theo suy luận. Cuốn "Thái Bình Ngự Lãn" đời nhà Tống viết: "Tần Thủy Hoàng miệng hổ, trán cao, mắt to, mũi cao, chiều cao 8 thước 6 tấc". Thời nhà Tần, một thước là 23,1 cm, một tấc bằng 1/10 thước, nghĩa là chiều cao của Tần Thủy Hoàng khoảng 198,66 cm.

Theo đó, trong lịch sử đã có nhiều câu chuyện kiểm chứng cho chiều cao của Tần Thủy Hoảng có được 198,66 cm như lời đồn hay không. Cụ thể, khai quật chiến binh đất nung và ngựa đất gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Thiểm Tây đã mở ra trang mới. Chiều cao trung bình tượng đội quân đất nung là 185 cm và cao nhất là 195 cm. Do đó, dữ liệu chiều cao 198,66 cm của Tần Thủy Hoàng có vẻ đáng tin.

Chiều cao thật của Tần Thủy Hoàng là bao nhiêu mà khiến lịch sử mất công kiểm chứng - Ảnh 1
 

Các chuyên gia cũng tìm thấy một thanh kiếm đồng dài gần một mét. Thanh kiếm này là bước đột phá về công nghệ đúc kiếm thời đó. Quan trọng hơn, nó chính là kiếm của Tần Thủy Hoàng, đồng nghĩa với việc chi tiết vua bỏ trốn do khó rút kiếm được Tư Mã Thiên ghi lại trong "Sử Ký" là chính xác.

Người bình thường khó rút kiếm nếu kiếm dài gần một mét, nhưng người cao trên 1,9 m lại có thể. Thời đó, người ta thường đeo kiếm sau lưng, khiến việc Tần Thủy Hoàng khó rút kiếm trở thành hợp lý.

Bên cạnh đó, nguyên nhân cái chết của Tần Thủy Hoàng cũng là một đề tài bất tận với nhiều giả thuyết. 

Thứ nhất, đối với những người đam mê thuyết âm mưu, họ quan tâm đến "thuyết bị mưu sát". Theo đó, Tần Nhị Thế Hồ Hợi được cho là kẻ đã lên kế hoạch mưu sát cha ruột mình để lên ngôi Hoàng đé. Giả thuyết này bắt nguồn từ tiểu thuyết "Tần Thủy Hoàng chi tử" của nhà văn Quách Mạt Nhược. Hồ Hợi được cho là liên thủ cùng thái giám Triệu Cao hại chết Doanh Chính Tần Thủy Hoàng để lên ngôi.

Giả thuyết thứ hai là "chết vì làm việc quá sức". Tần Thủy Hoàng đã dành nhiều công sức để tiêu diệt 6 nước chư hầu, xây dựng Vạn Lý Trường Thành, xây dựng cung điện A Phòng, xây dựng lăng mộ Lý San. Do lao lực quá sức, nhiều người cho rằng cơ thể Tần Thủy Hoàng đã vượt quá sức chịu đựng của con người nên phát bệnh mà chết.

Chiều cao thật của Tần Thủy Hoàng là bao nhiêu mà khiến lịch sử mất công kiểm chứng - Ảnh 2
 

Giả thuyết thứ ba cũng là giả thuyết được cho là thuyết phục nhất. Theo đó, nguyên nhân cái chết của Tần Thủy Hoàng là do bị ngộ độc thủy ngân. Sau khi Tần Thủy Hoàng hoàn thành đại nghiệp thống nhất, ông ta bị ám ảnh bởi vấn đề trường sinh bất tử. Tần Thủy Hoàng tin rằng trên đời này có loại tiên dược giúp con người bất tử. 

Bản chất con người là có những suy nghĩ như vậy, đáng tiếc Tần Thủy Hoàng đã không áp dụng phương pháp đúng đắn để kéo dài tuổi thọ của mình, ông cũng tin vào những kẻ dị giáo và cái gọi là pháp sư luyện chế thuốc tiên. Trong những năm tháng cuối đời, Tần Thủy Hoàng bỏ nhiều công sức đi tìm kiếm thuốc trường sinh. Thậm chí, ông còn cử một người đặc biệt đi tìm kiếm. Một ngày nọ, một người được cho là đã luyện chế ra loại thuốc trường sinh bất tử xuất hiện, người này chính là pháp sư nổi tiếng thời đó - Hàn Đông.

Hàn Đông có thuật luyện đan, nhưng cũng không phải cao thủ, cũng chưa luyện chế ra bất kỳ loại đan dược nào. Hắn tìm đến Tần Thủy Hoàng hoàn toàn là vì lợi ích cá nhân. Hàn Đông tâu với Tần Thủy Hoàng rằng bản thân đã tìm ra một loại tiên dược đặc biệt có tên là "Nguyên thủy". Theo lời Hàn Đông, chỉ cần Tần Thủy Hoàng cho phép điều chế, hắn sẽ luyện ra loại nước tiên dược này và đế vương chỉ cần uống loại tiên dược này hàng ngày sẽ đạt được cái gọi là "bất tử", Tần Thủy Hoàng không hiểu điều này nên không nghi ngờ gì và liên tục uống. Sau này, khi sức khỏe sa sút Tần Thủy Hoàng vẫn tin rằng loại nước "Nguyên thủy" này sẽ giúp ông thực hiện được tâm nguyện của mình. Tuy nhiên kết quả lại phản tác dụng và ông qua đời khi mới 49 tuổi.

Ngay cả khi sắp qua đời, Tần Thủy Hoàng vẫn ra lệnh cho cấp dưới ngâm xác mình trong "Nguyên thủy". Đây cũng là lý do ngôi mộ của ông chưa đầy kết giới thủy ngân với trữ lượng cực kỳ khổng lồ. Tới nay, vẫn không ai dám khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng vì có quá nhiều thủy ngân bên trong.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news