(Tinmoi.vn) Chung sống dưới danh nghĩa "láng giềng hữu nghị", song quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vô cùng nhạy cảm và phức tạp, đỉnh điểm là việc Trung Quốc đặt giàn khoan Haiyang Shiyou – 981 trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Mới đây trong cuộc phỏng vấn với báo Tuổi Trẻ, chủ tịch Hội dầu khí Việt Nam - ông Ngô Thường San khẳng định Trung Quốc đã và vẫn đang tiếp tục sử dụng những mánh khóe nhằm bành trướng quyền hạn trên biển Đông của Việt Nam.
Vùng biển Việt Nam đã từ lâu đã được thăm dò, khảo sát và những tiềm năng khoáng sản nơi đây luôn là lời mời gọi hấp dẫn cho hoạt động đầu tư, khai thác.
"hình minh họa"
Trả lời báo giới về vấn đề hoạt động của giàn khoan Haiyang Shiyou - 981, Trung Quốc khẳng định đây là vùng biển mang chịu tác động của những điều kiện thời tiết phức tạp, với độ sâu 1500 - 2500 m, thêm vào đó là rủi ro từ hàng loạt các cơn bão nhiệt đới. Với những điều kiện này giàn khoan của Trung Quốc khó có thể tiến hành khai thác.
Trung Quốc nhấn mạnh, cho đến nay chỉ có một số quốc gia như Mỹ mới có khả năng khai thác trên vùng biển biến động này.
Vì vậy, việc triển khai hoạt động của dàn khoan HD-981 thực chất là một động thái mới trong việc cưỡng chế chủ quyền, thâu tóm biển Đông của Trung Quốc. Điều này hoàn toàn có thể được khẳng định thông qua hàng loạt những hành động tấn công, gây hấn của tàu nước này lên vùng biển Việt Nam.
"hình minh họa"
Vào những năm 1993-1994, Trung Quốc kêu gọi bất hợp pháp đầu tư vào vùng khoáng dầu khí trên biển Việt Nam. Song, trước sự phản đối gay gắt từ phía Việt Nam, Trung Quốc phải ngừng bỏ hành động này.
Vào ngày 26/5/2011, 3 tàu hải giám của Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 (Việt Nam) khi con tàu đang hoạt động trong vùng thềm lục địa biển Đông. Sự việc tương tự xảy ra vào ngày 30/11/2012.
Ngày 9/6/2011, một tàu đánh cá Trung Quốc hộ tống bởi 2 tàu hai tàu hải giám cỡ lớn xâm phạm vùng lãnh hải Việt Nam, tự ý cắt cáp thăm dò của tàu Viking 2 thuộc quyền sở hữu của tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Trong những năm qua, tàu Trung Quốc đã nhiều lần tấn công và bắt giữ ngư dân Việt Nam ngay trên vùng biển Việt Nam - nhận định của ông Ngô Thường San.
Quỳnh Hoa
(Theo talkVietNam)