Tin mới

Tại sao Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng biển Việt Nam?

Thứ ba, 13/05/2014, 16:05 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Tại sao lại vào thời điểm này và tại sao lại là Việt Nam? Trong đó, cụm từ "vùng biển Việt Nam" được tác giả đặt ngay ở tiêu đề của bài báo đăng trên báo Diplomat - “Vietnamese Waters”.Báo Mỹ: Người Việt Nam không bao giờ chịu khuất phụcCận cảnh tàu tuần tra lớn nhất mà VN điều ra khu giàn khoan trái phépBáo Singapore lo ngại Trung Quốc hành động giống Nga

(Tinmoi.vn) Tại sao lại vào thời điểm này và tại sao lại là Việt Nam? Trong đó, cụm từ "vùng biển Việt Nam" được tác giả đặt ngay ở tiêu đề của bài báo đăng trên báo Diplomat - “Vietnamese Waters”.

Tại sao Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng biển Việt Nam?


 Ai tiến hành? Họ đã làm gì? Làm ở đâu? Vào khi nào? Và cụ thể Trung Quốc đã đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm vùng biển Việt Nam ra sao? đều sẽ được lý giải trong bài viết này và ở nhiều tờ báo quốc tế khác, khi sự kiện biển Đông đã trở thành chủ đề nóng bỏng trong những ngày qua.

Những câu hỏi đầy nhẫn nại về một loạt động thái khiêu khích của Trung Quốc ở Châu Á-Thái Bình Dương khiến người ta phải đặt câu hỏi: “Tại sao?” Sự mập mờ về những động thái đơn phương của Trung Quốc khiến cho việc giải đáp đầy đủ và thuyết phục câu hỏi này khó khăn hơn, nhưng rất nhiều bằng chứng rõ ràng về vụ họ đưa giàn khoan vào biển Việt Nam đã kiểm tra được tinh thần của các quốc gia ASEAN và Mỹ. Điều này cũng cho Bắc Kinh cơ hội để đo lường những phản ứng quốc tế về những tuyên bố quả quyết về vùng lãnh hải của họ.

Tác giả dẫn ý kiến của các chuyên gia trên New York Times, quyết định đặt giàn khoan HD-981 của Tổng công ty hải dương Trung Quốc COONC là một động thái thể hiện sự thèm khát lãnh thổ được lên kế hoạch trước. COONC có thể là một tập đoàn Nhà nước, nhưng quyết định đầu tư khối tiền 1 tỷ USD vào một vùng biển nơi ẩn chứa nhiều bí mật về trữ lượng dầu khí cũng châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng ngoại giao-chính là bản chất của động thái này. Việc 80 tàu quân sự, tàu cảnh sát biển đi kèm giàn khoan để củng cố việc Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến lược quyết tâm theo đuổi tuyên bố về lãnh thổ của họ trong khu vực.

Câu hỏi tại sao Trung Quốc chọn leo thang với Việt Nam có lẽ dễ giải thích hơn. Một vài chuyên gia đã lưu ý rằng, Trung Quốc khiến thế giới sững sờ bằng cách chọn leo thang những xung đột về lãnh thổ với Việt Nam, khi dư luận đang tưởng mối quan hệ giữa hai nước đang được cải thiện trong thời gian gần đây vào mùa thu năm 2013. Thêm vào đó là mối quan hệ nào đó giữa Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV) và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vì vậy, việc Trung Quốc đột nhiên phá tan mối quan hệ song phương bình ổn giữa hai bên bằng một mối cạnh tranh ngầm dường như rất thiếu logic và khiến người ta bất ngờ.

Trái lại, nếu Trung Quốc muốn dùng những sự kiện biển Đông để thử Mỹ và ASEAN, có lẽ Việt Nam là một ứng cử viên phù hợp nhất. Ông Tuong Vu nói trên New York Times, trong tranh cãi về việc Việt Nam nên thân thiết với Trung Quốc hơn hay là nên gần gũi với phương Tây hơn, thì phương án thứ hai được nghiêng về nhiều hơn. Với lý giải đó, Trung Quốc đang mạo hiểm tự tin rằng mặc các hành động khiêu khích về giàn khoan dầu, Vietnam chỉ có thể đáp lại bằng các phương pháp ngoại giao và giảm căng thẳng-chứ không phải bằng vũ lực.

Cuối cùng, không chỉ các tàu hải cảnh Trung Quốc đâm và tấn công bằng vòi rồng vào các tàu Việt Nam, các tàu quân sự Trung Quốc còn sẵn sàng yểm trợ để bảo đảm không gặp phải bất kỳ nguy cơ nào xuất phát từ một chiếc tàu quân sự khác (mặc dù Việt Nam hoàn toàn không cho thấy có hành động nào mang ý nghĩa này). Thêm nữa, trước khi Trung Quốc có thể bắt đầu “thử lửa” với các đồng minh của Mỹ trong khu vực, như Philippines- vừa ký một thỏa thuận quốc phòng mới thời hạn 10 năm Mỹ, Trung Quốc muốn biết Mỹ có muốn bảo vệ lợi ích của họ trong khu vực này hay không.

Trái ngược với Philippines, Hàn Quốc và Nhật Bản, Mỹ bị ràng buộc bởi các hiệp ước quốc tế để can thiệp vào các trường hợp tranh chấp khác ở biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền. Tất cả những gì Mỹ có thể làm là chứng tỏ mong muốn theo đuổi những lợi ích họ có từ trước, bao gồm quyền tự do đi lại, giải quyết các xung đột trong hòa bình, và không dính vào những cuộc đàm phán ép buộc và đe dọa. Trong khi với giàn khoan HD-981, Trung Quốc đã thách thức Mỹ về cả ba phương diện trên.

Thêm vào đó, về những hoạt động khai thác của công ty ExxonMbil , HD-981 cũng gây trở ngại cho các lợi ích thương mại của Mỹ trong khu vực này. Cho đến nay, phản hồi của Mỹ-tuyên bố Trung Quốc “khiêu khích” là không đủ khiến Trung Quốc ngừng tiến hành những động thái tương tự trong thời gian tới.

Cuối cùng, Trung Quốc đã quyết định tiến hành động thái cưỡng chế đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam khi Tổng thống Mỹ Barack Obama trở về từ chuyến công du châu Á và chỉ trước khi Hội nghị Bộ trưởng các chính phủ ASEAN được tổ chức ở Napyidaw, Myanmar cuối tuần vừa qua. Bằng cách làm như vậy, Trung Quốc phải đối mặt với một nguy cơ: Động thái này chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý cũng như chỉ trích lớn của dư luận quốc tế.  Tuy nhiên, khi các tuyên bố trong Hội nghị ASEAN  được đưa ra, Trung QUốc vẫn cho rằng các lãnh đạo trong khu vực sẽ không hoàn toàn nhất trí đứng về phe đối lập để chống lại sự cưỡng chế của Trung Quốc ở biển Đông. Trong khi, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã phát đi những tuyên bố khác nhau về vùng biển này.

Tương tự, vào thời điểm Mỹ tăng trưởng chậm lại, mệt mỏi và thiếu nguồn vốn, giàn khoan được lắp đặt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng toàn cầu Syria và Ukraine-chỉ không có tình huống khẩn cấp về chính trị. Trung Quốc cố gắng cho thấy Mỹ không thể đạt được những lợi ích của họ trong khu vực đang căng thẳng tại biển Đông. Một hậu quả  tiêu cực việc này là những quốc gia mâu thuẫn với Trung Quốc về vùng biển tranh chấp sẽ tìm cách đơn phương quân sự hóa để không phải dựa dẫm bảo đảm an  ninh từ Mỹ có nguy cơ khiến Trung Quốc phải “đau đầu” trong tương lai.

Quyết định đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam cũng giống với tuyên bố về vùng phòng không AIDZ qua biển Đông, là tín hiệu về sự “thèm khát” đơn phương chủ quyền hàng hải của Trung Quốc. Trung Quốc cho biết, giàn khoan dầu sẽ được đặt trong những vùng biển này cho đến tháng 8. Điều cốt lõi nhất là việc lần đầu tiên Trung Quốc đặt tài sản đắt đỏ của họ trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác. Và Việt Nam cũng không phải là một quốc gia “tầm thường” – với thực lực hàng hải, lực lượng vũ trang lớn hơn sự khiêm nhường thường thấy. Việt Nam kiên quyết phản đối các hành động vi phạm và bằng mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với Luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Điều đáng lo ngại là trên hết, trong 6 tháng vừa qua, chúng ta thấy Trung Quốc đang quyết đoán thực hiện ý đồ của họ hơn bao giờ hết.

C.K (Theo Diplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: giàn khoan HD-981