Việc khách du lịch chụp ảnh ở Triều Tiên dường như bị kiểm soát rất ngặt nghèo, nếu không muốn nói là hoàn toàn bị cấm. Thế nhưng, với chiếc điện thoại trong tay, Xiaolu Chu đã ghi lại được những khoảnh khắc yên bình ở đất nước thần bí bậc nhất thế giới này.
Bất chấp truyền thông có nói bao nhiêu về Triều Tiên đi nữa, tất cả dường như vẫn là không đủ. Đất nước nhỏ bé này vẫn cứ nằm trong tấm màn huyền bí, thậm chí dường như sẽ biến mất khỏi bản đồ tin tức thế giới nếu không có các thông tin chính trị hàng ngày xuất hiện trên mặt báo đài, ti vi. Mới đây, những bức ảnh có phần lặng lẽ nhưng khá yên bình về đất nước này một lần nữa được công bố, khiến nhiều người không khỏi thích thú ngắm nhìn.
Loạt ảnh được nhiếp ảnh gia Xiaolu Chu (người Trung Quốc) chụp bằng điện thoại di động khi ông có một chuyến tàu đi dọc đất nước này vào năm 2015.
Chị cõng em lội nước đi học ở Tumangang, Triều Tiên.
Nụ cười chất phác của hai cán bộ quân đội và một phụ nữ qua ống kính của Chu.
Hình ảnh chuyến tàu đi từ Tumangang tới Pyongyang. Theo lời Xiaolu Chu, chuyến tàu này mất 1 ngày để hoàn thành lộ trình của mình.
Một làng quê bình dị ở Tumangang.
Theo lời Xiaolu Chu, người dân ở vùng quê này có cuộc sống còn nhiều khó khăn. Vẫn có những người ăn xin - điều xảy ra ở hầu hết các nước có nền kinh tế còn đang phát triển.
Chu cũng nhận xét rằng hầu hết người dân Triều Tiên có hình thể gầy và nhỏ bé.
Nhiều công trình nhà nước đang trong trạng thái đóng cửa để xây dựng hoặc đang được sửa chữa.
Những vị cố lãnh đạo của Quốc gia này rất được tôn kính. Ảnh của họ được đặt ở hầu khắp mọi nơi với dòng chữ "Muôn năm".
Ngay cả khi trời tối, các tòa nhà có thể tắt hết đèn nhưng ảnh của các vị lãnh đạo vẫn được trang trọng thắp sáng, thể hiện niềm tôn kính tuyệt đối của người dân đất nước này tới các vị lãnh tụ.
Một quảng trường ở Thủ đô Pyongyang.
Một nhân viên an ninh đang kiểm tra lại thiết bị di động cầm tay của Xiaolu Chu để chắc rằng nó đã được tắt GPS. Điều này nằm trong các quy định về bảo mật thông tin quốc gia ở Triều Tiên.
Nhân viên an ninh tỏ ra khá thành thạo trong việc kiểm tra các thiết bị điện tử của Chu như tablet, máy ảnh kỹ thuật số. Duy chỉ có chiếc Macbook làm anh bối rối mất một lúc.
Ảnh chụp từ trên tàu: một cậu bé đang thu hoạch ngô cho gia đình.
Người dân đi lại chủ yếu bằng xe đạp, những nhân viên an ninh đường tàu, vài người lao động đang đứng tán gẫu và một cậu bé đeo khăn quàng đỏ.
Không có nhiều nơi vui chơi giải trí, người Triều Tiên chọn cho mình thú vui tắm sông vào những ngày hè oi ả.
Một cậu bé ăn xin ở ga tàu Hamhung.
Binh lính Triều Tiên ngồi nghỉ giải lao trên một đường tàu.
Tất cả các bức ảnh đều được Chu chụp bằng điện thoại di động do máy ảnh cơ của anh khá cồng kềnh, cộng thêm vào đó việc giơ máy ảnh làm người dân cảm thấy đề phòng khiến bức ảnh bị mất tự nhiên.
Bằng chứng là khá nhiều người dân đã báo cáo với các cán bộ an ninh về việc Xiaolu đi lại lung tung và chụp ảnh. Một nhân viên cảnh sát đã kiểm tra thiết bị của Xiaolu, và anh đã nhanh trí ẩn đi hầu hết. Một số bức ảnh chưa kịp giấu đã bị xóa đi hoàn toàn.
Những cô cậu học sinh này đang diễn tập để kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Lao Động Triều Tiên.
Bức ảnh này được chụp ở ga Pyongyang. Nhà ga ở Thủ Đô có vẻ hiện đại và đẹp đẽ hơn so với các vùng nông thôn.
Phóng viên của tờ Business Insider đã hỏi Chu rằng, anh có cảm thấy sợ không, khi mà chính quyền cấm chụp ảnh mà anh vẫn cứ giương máy lên như vậy?
"Không một chút nào!" - Xiaolu Chu tự tin trả lời. Những bức ảnh mà anh chụp được ở Triều Tiên dường thực sự rất quý giá, và bản thân Chu cũng phải có lá gan rất lớn mới dám thực hiện những pose ảnh "phạm pháp" này.
(Theo Business Insider)