Tin mới

Chuyện đời kỹ nữ nổi tiếng không một lần ‘gần gũi’ đàn ông

Thứ ba, 14/10/2014, 11:01 (GMT+7)

Đỗ Thập Nương vốn là kỹ nữ nổi danh sống vào thời nhà Minh (1368-1644), Trung Quốc. Xinh đẹp, tài năng, đàn hay, hát giỏi, Thập Nương được các kỹ viện kinh thành tranh giành nhau.

Đỗ Thập Nương vốn là kỹ nữ nổi danh sống vào thời nhà Minh (1368-1644), Trung Quốc. Xinh đẹp, tài năng, đàn hay, hát giỏi, Thập Nương được các kỹ viện kinh thành tranh giành nhau.

Kỹ nữ Thập Nương có một nguyên tắc mà ngay cả “má mì” đứng đầu kỹ viện cũng phải nghe theo: Nàng không bao giờ gần gũi, tiếp khách đàn ông qua đêm.

Thập Nương sinh ra trong một gia đình quan lại. Thấy con gái ham học nên ngay từ khi Thập Nương còn nhỏ, cha nàng đã chịu khó bỏ thời gian dạy con về thi họa. Cuộc sống tưởng êm đềm trôi qua nhưng đến năm Thập Nương 10 tuổi, cha nàng bị vào tù vì hối lộ rồi qua đời trong trại giam. Thập Nương không nơi nương tựa, bị bán vào kỹ viện và nhanh chóng trở thành kỹ nữ nổi tiếng nhất kinh thành TQ.

Ảnh minh họa.

Gần 10 năm trời sống trong kỹ viện, không một ai có thể khiến Thập Nương xiêu lòng. Cho đến năm 19 tuổi, nàng gặp Lý Giáp. Lý Giáp quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang, là con của Lý Bồ Chính. Anh ta là một công tử phong lưu, mặt mũi khôi ngô, tác phong nho nhã.

Lý lên Bắc Kinh ứng thi, nghe tiếng Thập Nương nên đã đến kỹ viện nghe nàng ca hát. Tiếng đàn cùng nhan sắc của Thập Nương khiến Lý mê mẩn. May mắn cho Lý bởi Thập Nương cũng đem lòng yêu và đồng ý trao thân cho Lý.

Hồng nhan bạc mệnh

Thập Nương hết lòng yêu thương Lý Giáp và chuyện này nhanh chóng đến tai nhà Lý. Cha mẹ Lý tuyên bố từ mặt con, Lý Giáp chấp nhận chứ không chịu từ bỏ Thập Nương. Cảm động trước tấm lòng đó, Thập Nương muốn ra khỏi kỹ viện, tạo lập cuộc sống mới, an nhàn và thanh sạch. Nàng gom hết tiền bạc, vay mượn thêm được 300 lượng vàng để chuộc thân.

Thập Nương bàn với Lý Giáp, để Lý về thuyết phục cha mẹ trước rồi quay lại đón Thập Nương. Đêm trước khi Lý Giáp về nhà, cả hai ngồi trên thuyền đậu ở cửa sông. Khi men say đã ngấm, Thập Nương cất lời hát. Đoạn sông vắng lặng tràn ngập tiếng ca oanh vàng của nàng. Cũng chính tiếng hát ấy mang tới bất hạnh cho Thập Nương. Một công tử giàu có tên Tôn Phúc neo thuyền cách đó không xa đã nghe thấy tiếng hát của nàng. Tôn Phúc mê mẩn theo tiếng hát ấy, đi men theo sông tìm người. Nhìn thấy nhan sắc của Thập Nương, Tôn Phúc càng thêm say đắm.

Tôn Phúc tìm cách làm quen với Lý Giáp. Sẵn lúc nỗi lòng ngổn ngang, qua vài chén rượu làm quen, Lý Giáp tâm sự hết với Tôn Phúc chuyện mình yêu kỹ nữ Thập Nương và bị cha mẹ phản đối. Tôn Phúc vờ góp ý: “Quyền cha già là quyền tuyệt đối. Các nàng ca kỹ xưa nay mấy ai mà chân thành với nghĩa đá vàng đâu? Chẳng qua thấy huynh say mê nên giả vờ gạt huynh đó thôi. Thói đời ngựa quen đường cũ, chi bằng trả lại cho nàng cuộc đời son phấn, giữ trọn tình nghĩa cha già”.

Lý Giáp trong lòng lo lắng, nghe Tôn Phúc nói vậy ngồi thừ ra không biết trả lời sao. Tôn Phúc thấy thế bồi thêm: “Tôi với huynh tuy mới quen đã thân, vì thông cảm hoàn cảnh huynh nên tôi mới nói vậy. Bây giờ tôi còn một ý nữa. Huynh trôi nổi hơn một năm trời, tôn đường giận dữ, cho huynh là kẻ đắm sắc, say hoa. Bây giờ huynh trở về với hai bàn tay trắng thì sao nghiêm đường không nghi kỵ. Tôi là một người giàu có, có thể giúp huynh một trăm lượng vàng, đem về nhà, nghiêm đường sẽ không còn ngờ vực chuyện lâu nay huynh chơi bời nữa. Còn nàng Thập Nương, huynh cứ giao cho tôi giữ, chừng nào nghiêm đường cho phép tôi sẽ đưa sang”. Lý Giáp bất tài, nhu nhược liền đồng ý.

Khi biết mình bị tri kỷ bán cho gã đàn ông khác, Thập Nương đã chọn cái chết để giải thoát khỏi bi kịch đau đớn. Nàng trang điểm lộng lẫy, ngồi ở mũi thuyền, từ từ mở một chiếc rương chứa đầy ngọc ngà châu báu – tài sản mà nàng tích lũy được.

Nàng nói với Lý Giáp: “Thiếp giấu tài sản của mình trong rương và muốn kiểm chứng tình yêu đích thực của chàng. Thiếp sẽ dùng nó tới khi chúng ta bắt đầu cuộc sống gia đình. Nhưng chàng đã tham vàng bỏ ngãi, chỉ vài lời xúi bẩy đã bán thiếp cho một người không quen biết. Nay thiếp sống trên đời chẳng ích gì, vậy chàng cứ lấy một trăm lượng vàng của kẻ phản phúc kia mà sinh sống. Trong rương của thiếp là bạc tiền, nhưng vì mắt chàng không thấy nên không được hưởng".

Nói rồi Đỗ Thập Nương ném chiếc rương xuống sống và trẫm mình xuống đó tự vẫn.

Theo Hoa Khánh/Nguoiduatin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news