Tin mới

Chuyện những chiếc áo đấu không tên của tuyển Syria: Giấc mơ bóng đá từ nơi còn chẳng hề có sân vận động

Thứ tư, 29/08/2018, 08:56 (GMT+7)

Chuyện về tấm lưng mang tên quốc gia Syria, về người hùng Luka Modric của đất nước Croatia hay những cậu bé Thái vượt biên để cùng nhau đá bóng - tất cả có lẽ sẽ cho bạn thấy một khía cạnh rất khác của bộ môn thể thao vua.

Chuyện về tấm lưng mang tên quốc gia Syria, về người hùng Luka Modric của đất nước Croatia hay những cậu bé Thái vượt biên để cùng nhau đá bóng - tất cả có lẽ sẽ cho bạn thấy một khía cạnh rất khác của bộ môn thể thao vua.

Những giọt nước mắt của các cầu thủ Syria

Vào ngày hôm qua, đội tuyển Olympic Việt Nam đã đả bại đội bóng tới từ Syria. Ngay sau khi trận đấu kết thúc với tỷ số 1-0 đến vào thời điểm muộn màng cuối trận, cả nước Việt Nam như bùng nổ với nỗi niềm sung sướng quá lớn, trong khi những cầu thủi tới từ Syria, họ sụp xuống khóc ngay trên sân, giọt nước mắt chứa đựng tiếc nuối và phức cảm thể thao khi con đường của Syria đã khép lại vào năm nay.

Image result for Chuyện những chiếc áo đấu không tên của tuyển Syria

Syria đã từng là một đất nước thanh bình, vĩ đại, mảnh đất với 6 công trình vĩ đại được thế giới coi là di sản, với thủ đô Damascus xinh đẹp với cái tên "Thành phố Hoa nhài." Từng xinh đẹp là thế, giờ đây Syria chỉ còn là một bãi chiến trường tan hoang với sự hiện diện của lực lượng quân đội tới từ 34 quốc gia.

Chuyện những chiếc áo đấu không tên của tuyển Syria: Giấc mơ bóng đá từ nơi còn chẳng hề có sân vận động - Ảnh 1.

Từ một quốc gia thanh bình xinh đẹp, giờ đây Syria đã trở thành một bãi chiến trường hoang phế.

Chiến tranh loạn lạc đã lấy đi tất cả của người Syria, những cầu thủ trong đội tuyển Olympic của nước này thậm chí còn chẳng có một nơi để về, hầu như chưa được chơi bóng cùng nhau. Ở một nơi mà từng con đường, từng mái nhà đều bị bom đạn cày xéo, bạn tìm đâu ra một sân vận động lành lặn để cùng chơi đá bóng kia chứ.

Ấy vậy mà, cho tới tận ngày hôm qua, đội tuyển Syria đã lọt vào tới vòng tứ kết, ngang hàng với Tổ quốc của chúng ta. Nếu không phải vì tinh thần màu cờ sắc áo dân tộc, giả như Syria gặp một đối thủ khác trong trận Tứ kết ngày hôm qua, hẳn cũng đã có nhiều người Việt Nam mong họ thắng.

Chuyện những chiếc áo đấu không tên của tuyển Syria: Giấc mơ bóng đá từ nơi còn chẳng hề có sân vận động - Ảnh 2.

Các cầu thủ Syria đều mang tên đất nước trên lưng để tuyên bố với cả thế giới rằng "Syria chưa hề chết!"

Chẳng phải như thế là xứng đáng sao, với một đất nước mà bom đạn và mất mát là chuyện hàng ngày? Chẳng phải sẽ rất tuyệt sao, khi một đội bóng mặc áo thi đấu không có tên riêng cầu thủ, tất cả mọi người chỉ đứng chung dưới cái tên Tổ quốc Syria; và rằng họ làm như thế để tuyên bố với thế giới, rằng "Syria chưa hề chết." Chúng ta đã chiến thắng xứng đáng, nhưng thực ra trận đấu lại là không công bằng. Người Việt Nam có một đất nước thanh bình, một dân tộc yêu bóng đá ủng hộ sau lưng, còn người Syria, họ chỉ còn lại một quốc gia tan vỡ và linh hồn dân tộc đang đặt nặng lên vai.

Câu chuyện về "ký ức phải quên" của Luka Modric - kẻ đứng lên từ tàn lửa chiến tranh

Trận Chung kết World Cup 2018 diễn ra giữa Pháp và Croatia khép lại với tỷ số 4-2 nghiêng về những chú gà trống thành Gaulois, thế nhưng thế giới cũng được một phen bất ngờ trước sự trỗi dậy bất ngờ của một Croatia hùng mạnh. Dẫu cho đã vươn tới tầm Á quân thế giới trong làng túc cầu giáo, thế nhưng người ta hiếm khi nhớ tên kẻ về nhì, thành thử các cầu thủ Croatia sau trận thua trước Pháp đều có nhiều tâm trạng. Trong số đó, người có nhiều câu chuyện để kể nhất, hẳn phải là Luka Modric.

Chuyện những chiếc áo đấu không tên của tuyển Syria: Giấc mơ bóng đá từ nơi còn chẳng hề có sân vận động - Ảnh 3.

Luka Modric, người kiến tạo không ngại lăn xả của đội tuyển quốc gia Croatia.

Viết về Luka Modric, tờ TheseFootballTimes.co từng nói về quá khứ của anh khi lớn lên ở Velebit, một sườn núi tuyết phủ nằm dọc theo bờ biển Adriatic của Croatia. "Khi xoay tay nắm cửa để bước ra ngoài phố, những gì còn lại trước mắt Luka bé chỉ còn là khói bụi và tro tàn. Khói đen phủ kín bầu trời, vẽ nên những cụm mây kỳ quái, tựa hồ như che giấu bóng hình chiến tranh. Những vỉa hè nát bươm, những hồ bom chết chóc, những căn nhà tan hoang nằm nối đuôi như phế tích cung Trăng. Và từ đống tro tàn của chiến tranh, Luka Modric bé đã khởi đầu cho một hành trình bóng đá đẹp như thế đấy." Modric trải qua những ngày tháng thơ ấu của mình với bom rơi đạn lạc, lý do duy nhất để anh lớn lên và chơi bóng đá trong khi những đứa trẻ hàng xóm chết trong khói bụi và bão lửa chính là sự may mắn.

Luka Modric tiếp tục may mắn khi lọt vào mắt xanh của ông trùm Dinamo Zagreb. Luka được ông nâng đỡ, cho một công việc cầu thủ lương cao đủ để anh thanh toán mọi nợ nần và đưa cha mẹ đến với một cuộc đời mới. Thế rồi, nhiều biến động xảy ra, và Luka Modric - ngay trước thềm World Cup - bị buộc phải làm nhân chứng chống lại nhiều tội danh của ân nhân khi xưa. Anh đã chọn nhắm mắt, khai rằng 'Tôi quên rồi." để giữ trọn tình nghĩa với người từng giúp đỡ mình, và điều đó khiến Luka - dù là cầu thủ người hùng dân tộc - vẫn phải lên đường tham dự World Cup trong tư thế bị cả dân tộc miệt thị bằng những băng rôn nhạo báng treo đầy trên đường. 

Chuyện những chiếc áo đấu không tên của tuyển Syria: Giấc mơ bóng đá từ nơi còn chẳng hề có sân vận động - Ảnh 4.

Liệu hình ảnh này đã đủ để người Croatia tha thứ cho Luka Modric?

Trong suốt cả mùa giải ấy, Modric luôn là cầu thủ chạy nhiều nhất, thi đấu với thời lượng nhiều nhất, kiến tạo nhiều đường chuyền nhất và trở thành MVP của trận đấu Chung kết, dù cho Croatia thua trận. Anh về nước với cái ôm thân tình của bà Tổng thống Croatia, Kolinda Grabar-Kitarovic, về nước với tư thế của một kẻ chuộc tội. Dư luận Croatia sau đó ít nhiều nhẹ nhàng hơn với Luka Modric, nhưng có mấy ai hiểu được những gì mà anh phải trải qua trong suốt 3 tháng mang trát tòa và án tù 5 năm lơ lửng trên đầu trước thềm World Cup 2018?

Niềm hy vọng về thứ bóng đá không biên giới từ những đứa trẻ mắc kẹt trong hang

Trong những ngày hồi hộp theo dõi quá tình giải cứu 12 cầu thủ nhí trong hang Tham Luang ngập lũ vào tháng 7 vừa qua, chúng ta đều ít nhiều có ấn tượng về việc các cầu thủ nhí có thể giao tiếp lưu loát bằng tiếng Anh với thợ lặn quốc tế. Kỳ thực, trong số các đoạn hội thoại đó phần lớn là của một cầu thủ nhí có tên Adul Sam-on (14 tuổi). Trong số các cầu thủ nhí mắc kẹt trong hang, đây là cầu thủ có kỹ năng ngoại ngữ khá tuyệt vời, và đặc biệt hơn nữa, em là một cầu thủ "không có quốc tịch".

Chuyện những chiếc áo đấu không tên của tuyển Syria: Giấc mơ bóng đá từ nơi còn chẳng hề có sân vận động - Ảnh 5.

Abdul Sam-on - thành viên duy nhất có thể giao tiếp với thợ lặn nước ngoài.

Adul là hậu duệ của một nhánh bộ tộc Wa - Myanmar. Do chăm chỉ học hành cộng thêm tuổi thơ lang bạt, Adul có thể giao tiếp bằng nhiều thứ tiếng kể trên và trở thành nhân vật trọng yếu trong công cuộc giải cứu các cậu bé trong hang.

Việc luôn bình tĩnh khi ở trong hang có lẽ được hình thành từ tuổi thơ gian khó của Adul, khi mà từ năm 6 tuổi, cậu đã cùng cha mẹ chạy trốn khỏi một vùng đất ở Myanmar vốn bị tội phạm ma túy hoành hành. Adul được đến Thái Lan với ước mơ học hành đầy đủ và thoát nghèo, đồng thời tại đây cậu tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê bóng đá với đội bóng Wild Boars.

Chuyện những chiếc áo đấu không tên của tuyển Syria: Giấc mơ bóng đá từ nơi còn chẳng hề có sân vận động - Ảnh 6.

Bạn học của Abdul cầu nguyện cho em và đội bóng Lợn hoang.

Trong thành phần đội bóng, bên cạnh Abdul còn có 2 thiếu niên người dân tộc thiểu số không quốc tịch. Họ thường xuyên vượt biên để cùng nhau chơi thể thao, sau đó lại đi xuyên biên giới để về nhà vào ngày hôm sau. Chính những tiểu tiết nhỏ này đã làm cả thế giới - bên cạnh việc tập trung vào quá trình giải cứu đội bóng - phải chú ý. Tinh thần thể thao tuyệt vời của đội bóng Wild Boars đã làm nhiều tổ chức thể thao lớn trên thế giới như CLB Manchester United hay chính Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA biểu dương bằng những chuyến thăm.

Chuyện những chiếc áo đấu không tên của tuyển Syria: Giấc mơ bóng đá từ nơi còn chẳng hề có sân vận động - Ảnh 7.

Bóng đá nên là sân chơi không biên giới, dù cho mỗi đội tuyển đều mang nặng màu cờ sắc áo quốc gia.

Thể thao vốn không nên có sự can thiệp của kinh tế, chính trị hay những rắc rối, khúc mắc quan hệ. Bóng đá nên là một sân chơi mà 22 người có thể nhập cuộc với tâm thế thoải mái như nhau, để giao lưu và trao đổi trên tinh thần thể thao thượng võ nhất có thể. Tiếc thay, không phải lúc nào mọi trận bóng cũng có được những phúc phận như thế. 

Chuyện những chiếc áo đấu không tên của tuyển Syria: Giấc mơ bóng đá từ nơi còn chẳng hề có sân vận động - Ảnh 8.
 

Mỗi cùng đất trên thế giới đều có những câu chuyện riêng: từ mảnh đất Syria bom rơi bão đạn hay Croatia với những bấn ổn trong nước; từ những bà mẹ đơn thân Brasil nuôi mộng con trai cầu thủ hay các cậu bé Thái Lan vượt biên để được chơi bóng với nhau. Tuy nhiên, điểm chung sau cùng của tất cả đều là niềm đam mê vô biên với túc cầu giáo, thứ khiến mỗi đội tuyển mỗi quốc gia có lúc phải trực tiếp va chạm, thi đầu đối đầu nhưng rồi sau cùng sẽ đoàn kết tất cả lại trên tinh thần thể thao thượng võ, hòa bình và hữu nghị dài lâu.

Nam Thanh

Theo Helino/Trí Thức Trẻ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news