Cô được mệnh danh là “em gái xi măng” và trong video người ta có thể thấy được hình ảnh của cô Trương với tóc đuôi ngựa, tay chân và mặt mũi lấm lem đầy xi măng nhưng vẫn rất nghiêm túc, chăm chỉ vác từng bao xi măng một cách dứt khoát, mạnh mẽ.
Tháng 8 năm ngoái, cộng đồng mạng Trung Quốc xôn xao với video của một người phụ nữ lấm lem vác xi măng hết bao này đến bao khác, nhiều người tự hỏi sao người phụ nữ này có thể làm được công việc nặng nhọc như thế? Cuối cùng, Cộng đồng mạng đã tìm ra được người phụ nữ này. Cô tên là Trương Phương Phương, sinh năm 1990 sống vùng nông thôn ở An Huy, Trung Quốc. Cô được mệnh danh là “em gái xi măng” và trong video người ta có thể thấy được hình ảnh của cô Trương với tóc đuôi ngựa, tay chân và mặt mũi lấm lem đầy xi măng nhưng vẫn rất nghiêm túc, chăm chỉ vác từng bao xi măng một cách dứt khoát, mạnh mẽ.
Trương Phương Phương được mệnh danh là "Em gái xi măng" và câu chuyện đằng sau khiến nhiều người cảm động. (Ảnh: QQ)
Ban đầu, video này được đăng tải trên mạng xã hội với tiêu đề: “Người phụ nữ mỗi ngày vác xi măng để kiếm tiền cứu chồng bị bệnh ung thư”. Tuy nhiên, sau đó tỉnh An Huy đã xác nhận thông tin và cho biết chồng cô Trương không phải bị ung thư mà chỉ là viêm phổi. Với sự thổi phồng của cộng đồng mạng, sau cùng cô Trương cũng chịu chấp nhận làm cuộc phỏng vấn để chia sẻ sự thật của câu chuyện vào ngày 21/8/2017.
Cô Trương không muốn nhận quyên góp của bất cứ ai, bởi vì cô muốn tự mình kiếm tiền từ chính đôi tay của mình. (Ảnh: QQ)
Cô Trương cho biết đã bắt đầu làm công việc này từ 3 năm trước để nuôi gia đình. Trên thực tế, chồng cô bị viêm phổi chứ không phải là ung thư như cộng đồng mạng truyền tai nhau. Trước sự quan tâm của mọi người, cô Trương rất cảm động nhưng cô không muốn nhận quyên góp của bất cứ ai, bởi vì cô muốn tự mình kiếm tiền từ chính đôi tay của mình.
Sinh ra và lớn lên ở gia đình nông thôn, cô Trương sớm thôi học và phải ra ngoài làm việc. Cô tự nhận mình không có học vấn cao nên chỉ có thể làm công việc tay chân. Sau khi kết hôn, cô đã theo chồng ra ngoài làm việc, chồng kêu làm gì thì làm nấy, đến khi mang thai thì nghỉ ở nhà để sinh con. Anh Trương làm thợ hàn xi, trong một lần làm việc anh vô tình bị tổn thương mắt nên tạm ngừng công việc. Năm 2014, cô Trương thấy nhiều anh chàng nhỏ con khuân vác xi măng nên nghĩ mình có thể làm được. Cuối cùng, cô cũng xin được công việc này, đến đây đã làm được hơn 3 năm.
Cô Trương thấy nhiều anh chàng nhỏ con khuân vác xi măng nên nghĩ mình có thể làm được. (Ảnh: QQ)
Cô Trương nói, nghề xây dựng ở đây không phổ biến, vì ở nông thôn nên chỗ này cần một chút, chỗ kia cần một chút, ai kêu làm gì thì làm đó, một bao xi măng nặng khoảng 50kg, mỗi ngày phải vác ít nhất 20 tấn, khoảng 400 bao xi măng, nhiều nhất là 70 - 80 tấn, khi nào có việc cần thì cô sẽ gọi điện thoại cho chồng.
Mỗi ngày, cô Trương đều dậy sớm từ 4-5 giờ sáng để đi làm, đến 9-10 trưa về nhà. Ăn cơm xong sau đó lại đi làm đến chiều tối. Cô Trương nói với thu nhập một tháng cũng được vài ngàn tệ (khoảng vài triệu đồng) nên cuộc sống cũng gọi là khá so với mặt bằng chung. Khi mọi người hỏi tại sao không chọn việc nhẹ nhàng mà làm, cô thẳng thắn chia sẻ, công việc này không phải trả tiền qua ngân hàng, cũng không cần đợi đến tháng mới lãnh lương, vác xong bao nào có tiền bao đó. Hơn nữa, thời gian tự do, cô có thể linh hoạt giờ giấc để đưa đón con đi học.
Cô cho biết, thu nhập của gia đình không phụ thuộc vào một mình cô ấy mà anh Trương cũng làm việc, hơn nữa công việc của anh có khi còn vất vả hơn của cô. Trước đây, anh Trương làm thợ hàn xi, anh cũng vác xi măng giống như vợ, nhưng sau này vì công việc này không tốt cho phổi và việc hàn xi cũng có những chất độc hại không tốt cho cơ thể, thậm chí có lúc anh đã nôn ra máu nên cuối cùng đã phải nghỉ ở nhà. Cô Trương cho biết, chồng cô đã trải qua nhiều cơn đau nhưng lại không chịu đi kiểm tra. Anh vốn là người sống tiết kiệm và không muốn hoang phí, nên trừ khi bệnh nghiêm trọng mới đến bác sĩ. Mỗi ngày anh đều phải đến bệnh viện để kiểm tra, vì đây là bệnh mãn tính nên cũng cần thuốc men để chữa trị lâu dài.
Cô Trương nói với thu nhập một tháng cũng được vài ngàn tệ (khoảng vài triệu đồng) nên cuộc sống cũng gọi là khá so với mặt bằng chung. (Ảnh: QQ)
Đoạn video vác xi măng được đăng tải trên mạng đã ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của cô, mọi người xung quanh đều thổi phồng mọi thứ và cho rằng anh Trương bị bệnh nặng, thậm chí còn bảo anh bị ung thư đã khiến cô Trương rất đau lòng. Bên cạnh đó, có một số bình luận cho rằng đoạn video không thật, nói rằng cô Trương câu view, chỉ vác được vài bao xi măng, chuyện mà ai cũng có thể làm được. Cô Trương nghe thấy khá bức xúc: “Tôi không phục, bản thân đã làm việc này hơn 3 năm nay, tôi không phải vác xi măng để quay video tung lên mạng. Cho nên tôi đã quyết định livestream để mọi người cùng thấy, không phải là vài bao như mọi người nghĩ, mà tôi đã thật sự làm những việc này”.
Gia đình của Trương Phương Phương. (Ảnh: QQ)
Công việc khuân xác xi măng vốn nặng nhọc so với người phụ nữ như cô Trương nên những lúc trái gió trở trời cô cũng thường xuyên đau lưng nhức mỏi. Dù vậy, cô Trương vẫn cô gắng làm việc từng ngày để gánh vác gia đình. Cô Trương có 2 đứa con gái, đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ 5 tuổi. Mỗi lần cô Trương đi làm về, các con đều hỏi thăm “Hôm nay mẹ có mệt không?” rồi xoa bóp vai cho mẹ. Những lúc mẹ đi làm, bé lớn sẽ chăm sóc em nhỏ, gia đình nhỏ mỗi người một việc, tuy khó khăn nhưng rất hạnh phúc và vui vẻ.
Cô Trương cũng như bao người phụ nữ bình thường, không làm việc thì về nhà nấu cơm và chăm sóc chồng con. (Ảnh: QQ)
Câu chuyện của cô Trương đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, tuy nhiên cô cũng trả lời với phóng viên rằng mình không nhận tiền quyên góp. Cô trương cho biết, cuộc sống của gia đình phải tự do mình tự xây dựng, cô có sức khỏe, có đủ tay chân, cô vẫn có thể lao động để nuôi gia đình. Ngay cả khi chồng không thể làm việc, cô vẫn tự tin mình có khả năng gánh vác mọi thứ. Nói về tương lai, cô Trương cho biết, chắc chắn sẽ không thể khuân xác xi măng suốt đời, đợi khoảng 2-3 năm nữa khi con cái lớn hơn một chút, cô sẽ để dành tiền, cùng chồng buôn bán nhỏ để tiếp tục cuộc sống.
(Nguồn: QQ)
Theo Helino/Trí thức trẻ