Tin mới

Cô gái lăng mạ, rút dao dọa chém CSGT

Thứ sáu, 06/02/2015, 09:03 (GMT+7)

Một người phụ nữ vi phạm luật giao thông và bị lực lượng chức năng dừng phương tiện để kiểm tra hành chính. Tuy nhiên, thay vì chấp hành, cô ta liên tục chửi bậy, lăng mạ, thậm chí rút dao dọa chém CSGT cùng nhiều lời lẽ thô tục khác.

 

 

Một người phụ nữ vi phạm luật giao thông và bị lực lượng chức năng dừng phương tiện để kiểm tra hành chính. Tuy nhiên, thay vì chấp hành, cô ta liên tục chửi bậy, lăng mạ, thậm chí rút dao dọa chém CSGT cùng nhiều lời lẽ thô tục khác.

Trước loạt hành động này, các chiến sĩ cảnh sát Y6 141 có mặt lúc đó tỏ ra khá điềm tĩnh và nhân nhượng. Nhưng chỉ đến khi lực lượng chức năng khống chế đưa về trụ sở công an phường, sự kích động của người phụ nữ này mới dừng lại.

 

Theo Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm, thời gian gần đây, đối tượng chống người thi hành công vụ là phụ nữ có chiều hướng gia tăng. Những người này, khi chống lại lực lượng thực thi pháp luật, đặc biệt là cảnh sát, có hành vi, biểu hiện, lời nói phản cảm, thô tục, mất văn hóa. Việc này không chỉ cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật mà còn gây bức xúc trong xã hội.

 

Trường hợp trên chỉ là một trong số rất nhiều vụ chống đối người thi hành công vụ diễn ra tại Hà Nội và trên cả nước. Cuối năm 2014, một tốp thanh niên khoảng 50 xe máy phóng nhanh trên các tuyến phố Hà Nội đã bị cảnh sát ra hiệu lệnh dừng xe. Tuy nhiên, 3 đối tượng trong nhóm này đã rồ ga lao thẳng vào chốt chặn của CSGT làm thượng úy Trần Trọng Nghĩa bị trọng thương. Các đối tượng sau đó được đưa về công an quận Hoàn Kiếm, đến nay đã có quyết định khởi tố hình sự.

 

Video tham khảo :Lái xe taxi hung hãn "gọi hội" đánh lại CSGT:

 

Theo thông tin từ Trung tâm nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm, mỗi năm cả nước xảy ra khoảng 500 vụ chống người thi hành công vụ. Riêng năm 2014, xảy ra gần 700 vụ, làm 2 người chết và hơn 200 người bị thương. Cơ quan chức năng đã bắt giữ được 863 đối tượng, trong đó có 93% đối tượng chống người thi hành công vụ ở lứa tuổi dưới 30.

Xuất phát từ những nguyên nhân nào các đối tượng này có hành vi chống đối người thi hành công vụ, biểu hiện của những đối tượng gây bức xúc trong dư luận thế nào, các cơ quan chức năng đã có những biện pháp gì để giảm thiểu tình trạng này, quý khán giả sẽ có câu trả lời trong phóng sự "Vấn nạn hành hung công an" phát sóng lúc 20h15 thứ 6 ngày 6/2/2015 trên kênh ANTG (Truyền hình An Viên).

Chống người thi hành công vụ được hiểu là hành vi chống đối, cản trở, đe dọa, uy hiếp người thi hành công vụ. Về mặt khách quan, chúng đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội ở những mức độ khác nhau. Về mặt pháp lý, chúng đều là những hành vi trái pháp luật, bị cấm bởi các văn bản quy phạm pháp luật và chủ thể thực hiện hành vi bị cấm đều phải bị xử lý bởi các biện pháp cưỡng chế nhất định.

Thu Trang (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news